Những bà mẹ có đức tin mạnh mẽ trong việc nuôi dạy con cái
Số liệu thống kê cho thấy, Israel đã giành được 20% giải thưởng Nobel thế giới trong khi dân số chiếm 0,13% tổng dân số thế giới (dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014).
Trung bình cứ 1844 người Israel, có một người là doanh nhân.
Đất nước này cũng thu hút khoảng 2 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm. Vốn đầu tư mạo hiểm bình quân đầu người đứng đầu thế giới, gấp 2,5 lần Mỹ, gấp 30 lần so với châu Âu và 80 lần so với Trung Quốc.
Số lượng các công ty Israel được liệt kê trên Nasdaq vượt quá tổng số các công ty châu Âu.
Những người Do Thái nổi tiếng.
Có được điều này một phần lớn là nhờ công dạy dỗ của những bà mẹ Do Thái.
Ở Israel, các bà mẹ Do Thái phải giáo dục để con thành công từ năm 6 tuổi. Họ là những bà mẹ có đức tin, luôn chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái, không cho phép con của họ đi chệch hướng.
Phải thừa nhận rằng đức tin nuôi dạy con của "mẹ hổ" Trung Quốc cũng mạnh mẽ không kém so với mẹ Do Thái.
Nhưng điều gì khác biệt trong cách nuôi dạy của mẹ Do Thái khiến người Israel đạt hàng trăm giải Nobel mà người Trung Quốc thì lại không?
Mẹ hổ Trung Quốc bị "thua" ở đâu?
Dưới sự nghiêm khắc có vẻ tương tự nhau, triết lý giáo dục của "mẹ hổ" Trung Quốc và mẹ Do Thái có một sự khác biệt thiết yếu do khác biệt lớn giữa hai quốc gia.
Hãy nhìn vào câu tục ngữ nổi tiếng của Israel để có cái nhìn thoáng qua về nền tảng văn hóa của con người nơi đây: "Tôi luôn luôn nhìn ra bên ngoài để có sức mạnh và sự tự tin đến từ bên trong. Nó luôn ở đó".
Để con có quyền tự quyết định.
Tạo áp lực từ thế giới bên ngoài, hay để kích thích động lực từ trái tim, chính là sự khác biệt trong phương pháp giáo dục của những con hổ mẹ Trung Quốc và mẹ Do Thái.
Mặc dù các bà mẹ Do Thái dạy trẻ nghiêm khắc, nhưng sự nghiêm khắc này là nguyên tắc được thiết lập để giúp trẻ nhận biết các giá trị chính xác, thay vì đặc biệt yêu cầu trẻ học khiêu vũ hay nghệ thuật, dù học toán hay vật lý…
Khi học giả nghiên cứu về người Do Thái Gao Chongwei sống ở Israel, ông thấy rằng khi những đứa trẻ làm điều gì đó sai trái, các bà mẹ Do Thái thể hiện sự hiểu biết mà không hề trách mắng.
Sau đó mẹ tư vấn để những đứa trẻ tự nhận ra sai lầm và đưa ra lựa chọn.
Họ đặc biệt coi trọng khả năng phát triển tư duy độc lập của trẻ em. Hầu hết mọi trẻ em đều lớn lên trong các câu hỏi.
Khi trẻ còn rất nhỏ, người lớn tuổi thường đặt ra những câu hỏi không thể giải thích được trong mắt trẻ em.
Khi lớn lên, cha mẹ sẽ huấn luyện cho trẻ hỏi hơn 10 câu hỏi mà chúng không hiểu mỗi ngày. Nếu câu trả lời của người khác không thể thỏa mãn, bạn phải tự tìm ra câu trả lời. Những phụ huynh Do Thái luôn tôn trọng sự lựa chọn của con cái trong giáo dục. Đừng ép trẻ học theo ý muốn.
Ngược lại, ở Trung Quốc, cha mẹ hoặc là đe dọa hoặc cám dỗ con cái làm những việc mà họ nghĩ là hữu ích và có lợi; không tôn trọng sở thích và mong muốn của con cái họ.
Trong cuộc sống, các bà mẹ Trung Quốc đóng vai trò là "mẹ hổ" đều ít nhiều tự đưa ra quyết định thay cho con cái, thay thế động lực cá nhân của họ bằng áp lực bên ngoài.
Đối với trẻ em 7 hoặc 8 tuổi, cha mẹ có thể đưa ra nhiều quyết định áp đặt lên con cái, nhưng khi chúng 20 hoặc 30 tuổi, mọi chuyện không đơn giản như thế nữa.
Chẳng hạn như việc lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn bạn đời, nếu sự lựa chọn của cha mẹ là sai, cha mẹ có thể chịu hậu quả cho đứa trẻ không?
Việc tước đi quyền quyết định từ khi con còn nhỏ thì làm sao cha mẹ có thể mong con học được những điều tốt hay đưa ra được những lựa chọn phù hợp chỉ sau một đêm?
Lối giáo dục của "mẹ hổ" Trung Quốc đã tồn tại hàng trăm năm qua.
Không phủ nhận nó đã tạo nên những con người ưu tú nhưng đặc điểm chung dễ nhận thấy đây là những người luôn cần phải có sự kích thích, áp lực bên ngoài mới có thể phát triển và luôn phải có người hướng dẫn, lãnh đạo.