Trung Quốc chuyển trạng thái chiến đấu
Thông tin về vụ việc được tờ Japan Business Press đăng tải trong bài viết của ông Kunio Orita - cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Hỗ trợ Trên không thuộc Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (ASDF).
Theo ông này, một chiếc tiêm kích của Trung Quốc đã có hành động đe dọa như thể là sắp tấn công một máy bay của ASDF trên biển Hoa Đông, khiến máy bay Nhật phải né tránh.
Bài viết nêu rõ "máy bay của Trung Quốc đã có những hành động hết sức khiêu khích cùng với những diễn biến trên biển" - ám chỉ các vụ tàu Hải quân Trung Quốc tiến sát, thậm chí đi vào vùng biển của Nhật Bản.
Ông Kunio Orita nhấn mạnh, tiêm kích của Trung Quốc "đã chuyển sang chế độ tấn công" máy bay Nhật Bản, khiến phi công Nhật quyết định rời khu vực vì lo ngại vướng vào "một vụ không chiến có thể dẫn đến diễn biến khôn lường".
Tiêm kích J-11 mang đầy đủ vũ khí trong một chuyến bay trên biển Hoa Đông.
Bài viết cho biết thêm, khi rời đi, máy bay Nhật Bản đã phải "sử dụng một thiết bị tự vệ", được cho là pháo sáng có tác dụng cắt đuôi tên lửa tầm nhiệt.
Đây rõ ràng là diễn biến mới đáng quan ngoại từ phía Trung Quốc bởi "trước đây, các máy bay Trung Quốc thường giữ khoảng cách nhất định với máy bay ASDF và có hành vi tương đối vừa phải... nhưng lần này, tình hình hoàn toàn thay đổi".
Theo ông Orita, nếu máy bay Nhật không chuyển hướng thì những tình huống tương tự có thể biến thành va chạm trên không hoặc bắn tên lửa, đồng thời kêu gọi chính phủ xem xét nghiêm túc vụ việc và kêu gọi Trung Quốc chớ có những hành động như vậy.
Sự việc này đã được Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận, tuy nhiên cả bài viết và nguồn tin quân sự này đều không địa điểm và thời gia xảy ra vụ việc.
Bài học của Trung Quốc
Có vẻ tình huống xảy ra với máy bay Nhật, Trung Quốc đã rút kinh nghiệm sau vụ va chạm với máy abay Mỹ trên Biển Đông hồi năm hồi năm 2001. Theo đó, thay vì đưa máy bay áp sát nhau, Trung Quốc đã chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu và mọi chuyện rất có thể xảy ra nếu máy bay nhật Bản không chuyển hướng.
Quay trở lại tình huống va chạm với Mỹ trên Biển Đông năm 2001, khi một máy bay trinh sát điện tử EP-3E của Hải quân Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông, bên ngoài không phận Trung Quốc, thì bị 2 chiến đấu cơ J-8 của Trung Quốc bay lên kèm.
Trong quá trình đó, chiếc EP-3E va chạm với 1 chiếc J-8. Hậu quả là phi công Trung Quốc, Thiếu tá Vương Vĩ thiệt mạng. Chiếc EP-3E cũng bị hư hại nặng và suýt bị rơi cùng 24 thành viên phi hành đoàn.
Tuy nhiên, nhờ vào sự cố gắng của cơ trưởng, Trung tá Shane Osborn, chiếc EP-3E đáp khẩn cấp thành công xuống đảo Hải Nam. Phi hành đoàn người Mỹ bị giam giữ trong 2 tuần, trong khi chiếc EP-3E chỉ được trao trả vào ngày 3/7, tất nhiên là sau khi bị phía Trung Quốc tháo dỡ và nghiên cứu chi tiết.
Phía Trung Quốc luôn cho rằng nguyên nhân vụ va chạm là do lỗi chiếc EP-3E. Nhưng rõ ràng về mặt logic điều này là không có cơ sở. EP-3E là một máy bay cánh quạt có kích thước gần bằng chiếc Boeing 737.
So với một chiến đấu cơ phản lực như J-8, nó hoàn toàn thua kém nhiều cả về tốc độ và sự linh hoạt. Khả năng nó cố tình đâm vào chiếc J-8 cũng tương tự việc một chiếc xe lu chậm chạp tìm cách húc vào 1 môtô phân khối lớn.
Cách giải thích hợp lý duy nhất là phi công Vương Vĩ, vì muốn đe dọa chiếc EP-3E, đã phô diễn những động tác nguy hiểm không cần thiết và phạm sai lầm. Ngược lại, phi công phía Mỹ đã cứu mạng sống của toàn bộ phi hành đoàn trong điều kiện hiểm nghèo, chiếc EP-3E mất 2.500 m cao độ chỉ trong 30 giây, trong tình trạng gần như lật úp.