Mật mã trong cuốn sách 600 năm tuổi: Bí ẩn đánh đố giới khoa học hàng trăm năm

Cẩm Mai |

Bản thảo Voynich là một trong những tài liệu huyền bí nhất thế giới.

Bản thảo cuốn sách Voynich là chủ đề tranh luận và nghiên cứu suốt mấy trăm năm qua, vì dường như chứa đựng ngôn ngữ và hình ảnh hoàn toàn xa lạ với nhân loại.

Sau nhiều thế kỷ nó bị di chuyển đến các hầm chứa, kho lưu trữ và nhà sách ở châu Âu, bản thảo cuốn sách đã đến Villa Mondragone, Italia. Ở đây, ông Wilfrid Voynich buôn bán sách và đồ cổ đã mua tập bản thảo kỳ lạ đó.

Mật mã trong cuốn sách 600 năm tuổi: Bí ẩn đánh đố giới khoa học hàng trăm năm - Ảnh 1.

Hình vẽ và chữ viết trong tập bản thảo kỳ lạ.

Ông giữ tập bản thảo bí ẩn cho đến khi qua đời, mới để lại cho vợ là bà Ethel – nhà văn viết tiểu thuyết người Ireland nổi tiếng thời đó.

Mật mã trong cuốn sách 600 năm tuổi: Bí ẩn đánh đố giới khoa học hàng trăm năm - Ảnh 2.

Ông Wilfrid Voynich.

Bản thảo cuốn sách dài 240 trang viết trên giấy da vellum ít được sử dụng và vẫn là bí mật, vì không có cách nào giải mã nó. Hệ thống chữ viết khó hiểu thực sự lôi cuốn, nhưng chỉ có thể tạm coi là hình vẽ trang trí, chứ không ai đọc hiểu được.

Sau khi bà Ethel qua đời vào năm 1960, thì tập bản thảo được chuyển cho người bạn thân Anne Nil. Rồi người bán sách tên là Hans P. Kraus đã mua nó từ bà Nil vào năm 1961.

Sau đó, ông Kraus hiến tặng nó cho trường ĐH Yale vào năm 1969, vì chính ông cũng bối rối với tập bản thảo lâu đời được viết bẳng bảng chữ cái hoàn toàn xa lạ.

Hành trình giải mã cuốn sách bí ẩn của nhân loại

Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu của trường ĐH Arizona (Mỹ) đã đưa bản thảo về xác định niên đại bằng phóng xạ. Họ xác định ra rằng giấy vellum viết bản thảo có thể được sản xuất từ thế kỷ 15, vào khoảng giữa năm 1404 và 1438.

Ngoài phần chữ viết, cuốn sách còn có các hình minh họa gồm nhiều loại thực vật, phụ nữ khỏa thân khác nhau và chữ viết trên lề trang, được viết bằng tiếng Latinh và tiếng Đức thường thấy trong sách y dược.

Dựa vào những manh mối này, người ta tạm kết luận rằng bản thảo chứa nhiều khái niệm khác nhau về sinh học, y học, chiêm tinh học, vũ trụ và danh sách các công thức y dược khác nhau.

Mật mã trong cuốn sách 600 năm tuổi: Bí ẩn đánh đố giới khoa học hàng trăm năm - Ảnh 3.

Chữ viết trong tập bản thảo.

Mặc khác, việc xác định người sở hữu tập bản thảo kỳ lạ này trước ông Wilfrid Voynich cũng rất phức tạp. Từ lâu người ta cho rằng chủ sở hữu đầu tiên của bản thảo là Georg Baresch, nhà giả kim sống ở Prague (CH Séc) vào thế kỷ 17, thích sách cổ.

Tuy nhiên, lá thư được tìm thấy bên trong bìa cuốn sách nói ngụ ý rằng nó từng thuộc về Rudolf II - Hoàng đế La Mã thần thánh và Quốc vương Bohemia. Vua Rudolf II đã mua cuốn sách từ bác sĩ riêng ở Prague, số tiền 600 ducats vàng (tương đương 900 ngàn USD ngày nay).

Mật mã trong cuốn sách 600 năm tuổi: Bí ẩn đánh đố giới khoa học hàng trăm năm - Ảnh 4.

Nhìn kỹ chữ viết lạ.

Do đó, Baresch là chủ sở hữu thứ ba của bản thảo. Ông đã đưa nó cho Jan Marek Marci, khi đó là hiệu trưởng Đại học Prague. Tập bản thảo đã lưu lạc đến Rome vào năm 1665 hoặc 1666, trong tay một học giả tên là Athanasius Kircher, người đã nghiên cứu chữ tượng hình Ai Cập và lầm tưởng rằng giải mã được chúng.

Hơn nữa, bức thư chứa đựng lời tuyên bố của Marci rằng cuốn sách thuộc về vua Rudolph II và Roger Bacon là tác giả tập bản thảo. Roger Bacon là tu sĩ dòng Franciscan hồi thế kỷ 15, người từng bất đồng với Giáo hội nên phải nghĩ ra cách sáng tạo để che giấu bài viết của mình.

Tập bản thảo kỳ quặc được giữ trong kho lưu trữ thư viện Collegio Romano trong 200 năm sau đó. Đến giữa thế kỷ 19, Petrus Beckx, người đứng đầu Dòng Tên vào thời điểm đó, mang bán nó cho ông Wilfrid Voynich.

Mật mã trong cuốn sách 600 năm tuổi: Bí ẩn đánh đố giới khoa học hàng trăm năm - Ảnh 5.

Hình vẽ trong bản thảo.

Ông Wilfrid Voynich đồng tình rằng bản thảo do Roger Bacon viết, và ông đã dùng tiểu xảo để bán nó với giá cao hơn.

Dù thế nào đi chăng nữa thì quyền tác giả có thể bao gồm cả cộng sự thân cận của Bacon là John Dee và Edward Kelley – đều am hiểu về thực vật, thiên văn học.

Trước khi nó được thử phóng xạ carbon, có giả thuyết phổ biến cho rằng ông Wilfrid Voynich đã giả mạo chữ ký tác giả để bán nó với giá cao kiếm lời vì cơn sốt săn tìm bản thảo thời trung cổ có chứa các nghiên cứu khoa học, tâm linh và triết học trong đầu thế kỷ 20.

Giả thuyết này bị loại bỏ khi có kết luận rằng cuốn sách trên thực ra đã 600 tuổi, nhưng điều đó khiến các học giả càng thấy khó hiểu hơn.

Nhiều người giải mật mã danh tiếng thế giới đã cố gắng giải mã bản thảo mà không thành công. Mặc dù không thể dịch nghĩa của chữ viết, nhưng một số người hiểu được cú pháp và ngữ pháp, đoán ra nội dung của nó. Khó hiểu nhất là nó không có dấu câu nào.

Năm 2018, một nhà khoa học máy tính Greg Kondrak thuộc Đại học Alberta (Canada), tuyên bố rằng đã giải được mật mã bằng cách sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, lời khẳng định của ông gây nhiều tranh cãi phản bác.

Bản thảo Voynich vẫn còn là bí ẩn mà chưa nhà giải mật mã chuyên nghiệp hay nghiệp dư nào giải được hoàn chỉnh.

Nguồn bài và ảnh: The Vintage News

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại