Mạng nhện tạo ra âm thanh đặc biệt gì?

Hoàng Dung (lược dịch) |

Chuyển cấu trúc mạng nhện thành âm nhạc là dự án của một nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Mạng nhện có thể tạo ra âm thanh? Nghe tưởng chừng không thể nhưng các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để nghiên cứu tạo ra điều không tưởng.

Âm nhạc tạo ra từ mạng nhện là một giai điệu kỳ lạ, mang tính điềm báo nhưng đủ khiến bạn cảm thấy đau nhói dọc sống lưng.

Markus Buehler, giáo sư kỹ thuật tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết: "Nhện sử dụng rung động như cách để giao tiếp với môi trường và với các loài nhện khác. Chúng tôi đã ghi lại những rung động này và sử dụng trí tuệ nhân tạo để hiểu hơn về mô hình và liên kết với một số hành động nhất định, về cơ bản là học ngôn ngữ của loài nhện".

Markus Buehler và nhóm các nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình 3D của mạng nhện khi chúng đang làm nhiều hoạt động khác nhau như xây dựng, sửa chữa, săn bắn. Sau đó, họ lắng nghe các mẫu tín hiệu của nhện và tái tạo âm thanh bằng máy tính cùng các thuật toán.

Mạng nhện tạo ra âm thanh đặc biệt gì? - Ảnh 1.

Mạng nhện vừa là nhà vừa là cái bẫy đặc biệt diệt con mồi

Markus Buehler nói: "Nhện là loài động vật hoàn toàn khác lạ. Những gì chúng nhìn thấy hoặc cảm nhận không phải là điều con người có thể nhìn bằng mắt thường hoặc nghe bằng tai. Do vậy, bằng cách chuyển đổi, chúng tôi bắt đầu trải nghiệm điều này".

Markus Buehler hy vọng công việc của nhóm có thể giúp con người hiểu được ngôn ngữ của loài nhện và một ngày nào đó có thể giao tiếp với chúng.

Ước tính có hơn 47.000 loài nhện và tất cả đều cố gắng nhả tơ để làm nhà ở hoặc bắt con mồi khi chẳng may sa vào lưới. Tất nhiên, một số loài nhện không sử dụng mạng để bắt trực tiếp con mồi, thay vào đó nó lao ra từ nơi ẩn náu ví dụ như nhện cửa sập hoặc chúng chạy theo mồi trong cuộc rượt đuổi mở ví dụ như nhện sói. Một số con nhện quay nhiều sợi tơ để đón gió và sau đó đi theo gió đến một địa điểm mới.

Các nhà khoa học cho rằng tơ từ mạng nhện bền gấp 5 lần thép. Markus Buehler cho biết cấu trúc mạng nhện có thể dẫn đến những đổi mới trong xây dựng, bảo trì và sửa chữa.

Giáo sư Markus Buehler và các cộng sự đã từng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để biến đổi mô hình cấu trúc protein gai của virus gây bệnh thành một bản nhạc cổ điển có tiết tấu khi trầm khi bổng, minh chứng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và khoa học

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại