Nghe kết quả thẩm định, chàng trai tức tối giằng cổ vật từ tay chuyên gia: Cả trường quay ngỡ ngàng!

TAMMY |

Khán giả chương trình và các chuyên gia cũng ngơ ngác, im lặng trước hành động quá khích của chàng trai.

Ảnh: Hoa Sơn Luận Kiểm; Credit: Tammy

Ảnh: Hoa Sơn Luận Kiểm; Credit: Tammy

Những năm gần đây, các chương trình kiểm định bảo vật liên tục xuất hiện trên sóng truyền hình Trung Quốc, nổi tiếng nhất phải kể đến show "Kiểm định bảo vật" của đài truyền hình trung ương CCTV, "Tác phẩm tiềm năng" của đài truyền hình Thiên Tân, "Hoa Sơn Luận Kiểm" của đài truyền hình tỉnh Thiểm Tây.

Các chương trình này đều rất ý nghĩa, giúp các nhà sưu tầm dân gian hiểu về cổ vật của mình và giúp khán giả truyền hình biết thêm về lịch sử.

Bình sứ hoa mơ

Trong tập phát sóng chương trình kiểm định bảo vật "Hoa Sơn Luận Kiểm" của đài truyền hình tỉnh Thiểm Tây năm 2018, một chàng trai trẻ tuổi đã tự tin mang tới chiếc bình sứ do mình tự tay sưu tầm. Chiếc bình cao 35cm, miệng bình nhỏ, đường kính 2,5cm, trên bình có hoa văn màu nâu đất rất đẹp mắt.

Chàng trai cho biết mình đã bỏ hàng trăm nghìn NDT để mua món cổ vật này ở một phiên chợ vào năm ngoái. Người bán khẳng định họ đã đào chiếc bình này từ trong sân nhà lên, nó là cổ vật có từ thời nhà Nguyên (1271 - 1368), niên đại khoảng 700 năm.

Nghe kết quả thẩm định, chàng trai tức tối giằng cổ vật từ tay chuyên gia: Cả trường quay ngỡ ngàng! - Ảnh 1.

Chiếc bình gốm đề màu nâu đất có họa tiết khắc nổi vô cùng đẹp mắt. Ảnh: Hoa Sơn Luận Kiểm; Credit: Tammy

Chàng trai cũng rất tin tưởng đây là đồ giá trị bởi anh đã từng nhìn thấy một chiếc bình như thế này trong một gia đình giàu có. Anh đoán chiếc bình của mình có giá khoảng 800.000 NDT (tương đương 2,9 tỷ đồng).

Tiếp nhận bộ sưu tập từ tay chàng trai, vị chuyên gia cho biết đây chính xác là loại bình sứ hoa mơ (梅瓶) phổ biến từ thời Đường, bình có miệng nhỏ hẹp, thân phình to, trên thân thường có họa tiết cành hoa mơ.

Chiếc bình trong chương trình là loại đồ sứ cao cấp, ứng dụng kỹ thuật đề hoa (tức sau khi vẽ hoa văn, nghệ nhân sẽ khoét bỏ bề mặt men phần xung quanh để tạo hiệu ứng nổi cho hoa văn). Nếu đây thực sự là đồ cổ thật, giá trị của nó sẽ đạt tới hàng triệu NDT.

Song đáng tiếc thay, lời kết luận của vị chuyên gia lại khẳng định "đây là món đồ nhái hiện đại, là hàng giả chất lượng cao".

Nghe kết quả thẩm định, chàng trai tức tối giằng cổ vật từ tay chuyên gia: Cả trường quay ngỡ ngàng! - Ảnh 3.

Chàng trai bất ngờ khi nghe kết quả thẩm định. Ảnh: Hoa Sơn Luận Kiểm

Chuyên gia chưa kịp dứt lời, chàng trai đã lên tiếng: "Không thể nào, không thể nào!"

Chủ nhân món đồ chạy thẳng xuống giật chiếc bình từ tay chuyên gia, luôn miệng nói: "Tôi đã từng đi thẩm định ở nơi khác, chắc chắn là hàng thật. Trên đây còn có dấu vân tay, có phải các vị không biết kiểm định không vậy?" Nói rồi anh cầm chiếc bình định rời đi.

Khác giả chương trình và các chuyên gia cũng phải bàng hoàng, im lặng trước hành động vừa rồi, đây là thái độ chưa từng thấy trong các chương trình kiểm định.

Thật giả khó lường

Vị chuyên gia hạ giọng nói chàng trai hãy bình tĩnh lại, xin hãy quay trở lại sân khấu, họ sẽ giải thích cho anh. Nữ MC xinh đẹp cũng lựa lời an ủi anh chàng "Tôi rất hiểu tâm trạng của anh, bỏ ra nhiều tiền để mua món đồ như vậy nhưng mua bán đồ cổ vốn không phải giao dịch bình thường, mua nhầm là chuyện rất thường tình. Xin anh cứ dành vài phút để chuyên gia nói."

Khi chàng trai đã bình tĩnh, vị chuyên gia mới ôn tồn giảng giải: "Tôi trước đây cũng như cậu, vì niềm yêu thích cổ vật mà trả mọi giá để mua, cuối cùng mua phải không biết bao nhiêu món đồ nhái."

Nghe kết quả thẩm định, chàng trai tức tối giằng cổ vật từ tay chuyên gia: Cả trường quay ngỡ ngàng! - Ảnh 5.

Vị chuyên gia chỉ ra 3 điểm bất thường trên chiếc bình sứ. Ảnh: Hoa Sơn Luận Kiểm

Về chiếc bình của chàng trai, đúng là những đường nét hoa văn rất chuẩn xác nhưng có 3 điểm này khiến vị chuyên gia nhận ra là đồ nhái.

Thứ nhất, những đường hoa văn này vẫn rất cứng nhắc, không được uyển chuyển linh hoạt. Thứ hai, hầu hết gốm sứ cổ thật đều có màu sắc rất trong trẻo nhưng chiếc bình này màu sơn lại đục.

Thứ ba, có thể thấy phần bụng bình này phình ra quá lớn, phần miệng bình vẫn còn những được diềm thừa kém thẩm mỹ. Những vết vân tay trên đồ sứ này cũng đều là do người ta cố tình làm giả, vết tay quá rõ ràng chứ không mở như dấu vết thời gian trên đồ cổ.

Thấy chàng trai có vẻ vẫn chưa bị thuyết phục, chuyên gia cũng nhẹ nhàng nói cậu có thể đến nơi khác hoặc tìm đến một chương trình khác để tiếp tục kiểm định.

#KIỂM ĐỊNH BẢO VẬT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại