Cổ vật văn hóa luôn là thứ "hàng hóa" có giá trị đặc biệt không bao giờ rớt giá. Chính bởi vậy mà tại Trung Quốc, ngày càng nhiều người có tài chính gom tiền đầu tư vào lĩnh vực này. Bởi đây không phải là hàng hóa thông thường, giá trị của nó sẽ chỉ tăng lên theo thời gian. Cũng vì thế mà cơn sốt đồ cổ ngày càng tăng nhiệt ở đất nước này.
Chính vì thế mà chương trình "Kiểm định bảo vật" ra đời như một sân chơi bổ ích cho các chuyên gia và những người sở hữu các món đồ cổ muốn thẩm định và ước tính giá trị của nó. Trong 1 tập phát sóng của chương trình, một chàng trai trẻ đã mang đến dụng cụ rửa bút lông được truyền lại suốt 6 thế hệ của gia đình anh.
Bộ dụng cụ thư pháp thời phong kiến Trung Quốc. Hình ảnh: Bai jia hao
Đồ rửa bút lông là một vật phẩm thủ công truyền thống, là đồ dùng để đựng nước và rửa bút, đi cùng bộ với bút lông, mực, giấy và nghiên mực. Dụng cụ rửa bút có rất nhiều chất liệu như sứ, ngọc bích, mã não, men, ngà voi hay sừng tê giác, về cơ bản đều được làm từ những vật liệu quý. Chất liệu phổ biến nhất là sứ.
Bởi vì món đồ này đã được truyền qua sáu đời trong gia đình chàng trai, điều đó có nghĩa là nó đã được truyền lại ít nhất 120 năm. Sau khi thẩm định hình thức bên ngoài và chất liệu của dụng cụ rửa bút lông này, các chuyên gia đã trực tiếp khẳng định rằng món đồ này không thể là đồ giả nhưng giá trị của nó thì cần phải thảo luận thêm. Nghe đến đây, gương mặt chàng trai hiện vẻ lo lắng bởi sợ rằng món đồ này không có giá trị gì.
Vật rửa bút lông được truyền lại suốt 6 đời của chàng trai trẻ. Hình ảnh: Bai jia hao
Sau 1 hồi nghiên cứu về vỏ ngoài và lớp men, nhóm chuyên gia của họ chốt rằng tuổi đời của đồ rửa bút lông này là vào thế kỷ 14 và nó được sản xuất tại lò nung lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại – lò Long Tuyền. Đồ gốm sứ lò Long Tuyền có đường vân màu tím, kết cấu mỏng, men có ba màu xám khói, màu be và lục lam hồng, bề mặt có nhiều vết nứt.
Do trong đất có hàm lượng sắt cao nên khi nung phôi sẽ xảy ra quá trình oxy hóa, phôi sứ có màu sắt tím đen, đáy sứ không tráng men hiện ra màu sắt nguyên thủy của phôi sứ, được gọi là " bàn chân sắt". Phần miệng có men mỏng hơn có màu tím, được gọi là "miệng tím".
Những vật phẩm được sản xuất từ lò Long Tuyền nói chung đều rất có giá trị, chưa kể món đồ này được ra đời vào khoảng thế kỷ 14 nên các chuyên gia đã trực tiếp ước tính giá trị của nó ít nhất cũng phải 1 triệu NDT (tức khoảng 3 tỷ 500 triệu đồng). Mức giá này quả thực khiến chàng thanh niên hoảng sợ, bởi vì anh ta không bao giờ nghĩ rằng món đồ gia truyền nhỏ bé của mình lại có giá trị như vậy.
Đến cuối chương trình, chàng trai trẻ sợ rằng di vật văn hóa trị giá 1 triệu NDT này sẽ bị lấy đi hoặc cướp mất nên anh ấy đã thuê người đến để bảo vệ hộ tống mình về nhà.