Mâm ngũ quả miền Nam ngày Tết có những quả gì?

Lan Ngọc |

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam thường theo mong muốn “Cầu- sung-vừa-đủ-xài” tương ứng với 5 loại quả có tên gọi tương tự.

Ý nghĩa hoa quả trên mâm ngũ quả ngày Tết nguyên đán

Tùy theo vùng miền mà người dân lựa chọn các loại hoa quả khác nhau để bày biện mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, các loại quả với tên gọi và màu sắc thường được tượng trưng cho một mong muốn nhất định của gia chủ.

Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.

Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Táo: Phú quý, giàu sang.

Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Quả trứng gà: Lộc trời cho.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

Xoài (phát âm giống như "xài"): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam ngày Tết

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam thường theo mong muốn "Cầu- sung-vừa-đủ-xài" ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.

Mâm ngũ quả miền Nam ngày Tết có những quả gì? - Ảnh 1.

Mâm ngũ quả miền Nam "Cầu- sung-vừa-đủ-xài"

Khác với văn hóa miền Bắc, người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi bị suy ra ý không tốt như:Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Chuối: Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.

Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.

Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại