Một số món đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Nương Bắc/phunuvietnam.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ
Trong tâm thức của người Việt, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là "Tết giết sâu bọ" bởi theo quan niệm dân gian, cơ thể con người có những loại sâu bộ (ký sinh trùng, vi khuẩn) sống ký sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hằng năm, vào ngày mồng 5/5 âm lịch, chúng mới ngoi lên, là dịp tốt để "tiêu diệt".
Mâm cúng Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ có sự khác nhau tùy vào từng vùng miền, địa phương. Tuy nhiên, nhìn chung ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm những lễ vật như sau:
Hương, hoa, vàng mã
Nước
Rượu nếp
Nếp cẩm
Các loại hoa quả như mận, vải, dưa hấu, xoài...
Xôi, chè
Bánh gio
Ngoài ra, trên mâm lễ cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.
Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.
Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.
Mâm lễ ngày Tết Đoan Ngọ đẹp mắt. Nguồn ảnh: Minh Hoàng Lê.
Tết Đoan Ngọ nên cúng vào giờ nào?
Năm 2021, Tết Đoan Ngọ vào đúng ngày thứ Hai, 14/06/2021 dương lịch.
Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ chỉ diễn ra trong một ngày, thường được tiến hành trong giờ Ngọ, từ 11h tới 13h.
Tổng hợp