Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng không có đồng nào trong ví chưa? Hay ngay khi vừa lĩnh lương, bạn đã thấy chẳng còn bao nhiêu?
Chẳng ai trong số chúng ta muốn nói với mọi người rằng chúng ta chẳng có đồng nào trong tài khoản cả. Và để tránh tình trạng này, bạn sẽ cần học cách hoạch định tài chính cá nhân thật tốt.
Theo một nghiên cứu của Đại học Illinois, có đến 32% thanh niên không có kỹ năng quản lý tài chính tốt.
Tuy nhiên, đây là tin tốt: bạn có thể bắt đầu chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của mình bất cứ lúc nào.
Và bài viết này sẽ đưa cho bạn những ví dụ tạo nguồn cảm hứng từ những người "mù chữ" về quản lý tài chính trở thành những người thành công vượt bậc.
Tăng thu nhập, hạn chế chi tiêu
Khi Logan Allec tốt nghiệp đại học, anh bị mắc kẹt trong mớ hỗn độn tài chính của mình.
Năm 21 tuổi, anh mắc nợ hơn 35,000 USD (hơn 800 triệu đồng), không có xe hơi và số dư trong tài khoản ngân hàng bằng không.
Số tiền ít ỏi anh kiếm được sau khi học đại học được dùng để chi trả cho tiền thuê nhà và khoản học phí vay lúc sinh viên.
Allec nhớ lại một buổi sáng ngồi trong phòng suy nghĩ về cuộc sống của mình trong tương lai, và cuối cùng, anh không muốn cuộc sống của mình sau này vẫn giống như hiện tại.
Để xoay chuyển tình thế, Allec tập trung vào việc tăng thu nhập và cắt giảm chi phí. Để kiếm được nhiều tiền hơn, anh đã làm việc ngoài giờ nhiều nhất có thể.
Anh cũng quyết định chuyển đến ở với những người bạn khác và cuối cùng ở chung phòng với ba người nữa, điều này đã giúp giảm tiền thuê nhà của anh xuống chỉ còn 275 đô (6.300.000 đồng) một tháng.
Thay vì ăn hàng như trước đây, anh đã cố gắng nấu ăn tại nhà và chọn những món hàng hiệu thay vì ở siêu thị với chất lượng kém hơn rất nhiều và không bền.
Khi bước sang tuổi 22, Allec đã có hơn 10.000 đô (hơn 200 triệu đồng) trong tài khoản tiết kiệm và đầu tư của mình, và có thêm 2.000 đô (khoảng 450 triệu đồng) vào số dư của mình mỗi tháng.
Hãy làm việc chăm chỉ như những chú kiến. Ảnh minh họa
Khởi đầu nhỏ
Khi Jon Dulin bắt đầu quan tâm đến tài chính cá nhân, anh đã đọc sách và các blog về tài chính, đồng thời nghe podcast về chủ đề này.
Anh làm như vậy là muốn hiểu cách mọi người tạo dựng sự giàu có để họ có thể chọn làm việc hay không làm việc.
Tuy nhiên, Dulin nhận thấy rằng tất cả các chuyên gia về tài chính đều nói một điều giống nhau: Bắt đầu bằng việc tiết kiệm tiền.
Nhưng anh vẫn luôn hoài nghi vì anh không nghĩ nó thực sự đơn giản như vậy. Và theo anh, chắc chắn có một bí mật mà không ai sẵn sàng chia sẻ.
Và bất chấp những lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, anh bắt đầu đầu tư tiền vào quỹ hưu 401 (k) tại nơi làm việc của mình.
(Quỹ 401(k) là quỹ hưu trí tại Mỹ do các doanh nghiệp thực hiện. Nếu các công ty không có chương trình này thì nhân viên không thể mở quỹ 401(k) được).
Anh đã tiết kiệm được 20 đô (hơn 400.000 đồng) cho mỗi kỳ lương. Anh nghĩ chúng sẽ chẳng đi đến đâu vì không quá nhiều.
Nhưng cuối cùng, anh đã rất ngạc nhiên, vào cuối năm đó, anh đã có gần 1.000 đô (hơn 200 triệu đồng) sau khi tăng trưởng và cổ tức. Vào cuối năm thứ hai, anh đã thu về 2.000 đô (khoảng 450 triệu).
Anh nhận ra nó chỉ đơn giản như vậy và hiện giờ, anh tìm mọi cách có thể để tiết kiệm tiền, ngay cả khi đó là 5 đô (khoảng 100 ngàn), và anh tin rằng số tiền đó sẽ ngày một lớn.
Bạn luôn nghĩ một vài đồng sẽ chẳng đáng là bao, nhưng hãy nhớ quy tắc tích tiểu thành đại. Ảnh minh họa
Có kế hoạch
Vài năm trước, Todd Kunsman bị mắc kẹt trong một căn hộ mà anh không có khả năng mua, ngoài ra anh còn phải trả tiền mua xe và hai khoản vay sinh viên.
Thậm chí, tệ hơn, anh còn bị cho nghỉ việc vài tuần trước Giáng sinh. Điều này khiến cho Kunsman chỉ còn một vài đô mỗi tuần trong tài khoản của mình để tích lũy.
Anh bắt đầu tập trung vào việc đọc sách, theo dõi blog và nghe podcast để tìm hiểu thêm về tài chính và đầu tư.
Anh nhận ra rằng việc hiểu biết về tài chính là điều cần thiết đối với mình. Và mặc dù có rất nhiều thông tin, nhưng sẽ không khó hiểu khi đã dành thời gian tìm hiểu.
Cho đến hiện tại, Kunsman đã đầu tư hơn 70.000 đô (khoảng 1,6 tỷ đồng), loại bỏ 95% khoản nợ vay sinh viên của mình và thanh toán xong tiền mua xe trả góp.
Thêm vào đó, anh đang duy trì tỷ lệ tiết kiệm 65% tổng thu nhập của bản thân.
Kunsman cũng áp dụng tư duy đầu tiên trả lương cho chính mình. Mỗi lần được trả lương, anh đều dành 1% cho khoản tiền hưu trí và tiền tiết kiệm của mình.
Để duy trì sự nhất quán cũng như tránh chi tiêu quá đà, anh đã đề xuất tự động tiết kiệm trong tài khoản của mình (ngân hàng sẽ tự động khấu trừ một khoản tiền mà bạn đã xác nhận với ngân hàng vào mỗi kỳ lương của bạn, số tiền này được tự động chuyển vào tài khoản tiết kiệm của bạn).
“Ngay cả khi bạn chỉ có thể tiết kiệm một vài đô la mỗi tuần, vào cuối năm, bạn sẽ ngạc nhiên về sự tiến bộ của mình. Tất cả chúng ta phải bắt đầu từ đâu đó” Kunsman nói.
Bất kể bạn muốn mua một món đồ gì, hãy luôn lên kế hoạch cho chúng. Điều này sẽ giúp tình hình tài chính của bạn đi đúng quỹ đạo và bạn sẽ sớm đạt được mục tiêu của mình hơn. Ảnh minh họa
Theo dõi chi tiêu của bạn
Camilo Maldonado lớn lên trong nghèo khó và không bao giờ được dạy cách quản lý tiền bạc ở nhà.
Nhưng khi vào đại học và phải xoay xở tiền bạc và xử lý tài chính của mình, anh bắt đầu sử dụng một ứng dụng quản lý tiền để theo dõi chi tiêu của mình.
Sau khi biết mình đã chi bao nhiêu cho mọi lĩnh vực - ăn uống, giải trí, du lịch - anh đã thay đổi tất cả các thói quen của mình.
Khi anh tôi tốt nghiệp và có công việc đầu tiên, anh đã cảm thấy thoải mái với cuộc sống trong khả năng của mình. Trải nghiệm đó ở trường đại học về cơ bản đã thay đổi thái độ của anh.
Nếu bạn không theo dõi nguồn tiền của mình đang đi đâu, bạn sẽ không bao giờ có thể làm chủ được tình hình tài chính cá nhân của mình.
Bạn cũng không cần phải sử dụng một chương trình ưa thích nếu bạn không muốn. Bạn có thể bắt đầu với bảng sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng của mình và một tờ giấy trắng. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Đừng đánh giá thấp các ứng dụng quản lý tiền bạc. Hãy dành thời gian mỗi tháng để xem xét lại các hóa đơn, những khoản chi gia đình, ăn uống, mua sắm... và thực hiện điều chỉnh để quản lý tiền bạc tốt hơn.
Bạn đã sẵn sàng để nâng cao hiểu biết về tài chính của mình chưa?
Ngay cả khi bạn cảm thấy mình không hiểu biết đủ về các vấn đề tiền bạc của mình, bạn vẫn có thể học hỏi từ những mẹo tài chính này và thực hiện ngay hôm nay. Đổi lại, bạn sẽ dần tiến tới mục tiêu mà mình đề ra.