Mắc kẹt bên trong cuộc biểu tình bạo loạn ngày 6/1 và nỗi ám ảnh sâu sắc với các nghị sĩ Mỹ

Minh Hạnh |

Khi những người quá khích tràn vào Điện Capitol ngày 6/1/2021, các nghị sĩ lưỡng đảng đã phải tìm nơi ẩn náu, có người đã phải nằm xuống sàn nhà, trốn dưới các hàng ghế.

Bị mắc kẹt trong phòng họp của Hạ viện, khoảng 30 hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Hạ viện là những người cuối cùng được sơ tán khi những người quá khích tràn vào Điện Capitol ngày 6/1/2021.

Khi nguy hiểm đến gần và những kẻ bạo loạn đang cố gắng phá cửa xông vào, họ đã gọi cho gia đình mình. Họ nhận vũ khí tạm thời và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu với những kẻ quá khích. Nhiều người thậm chí còn nghĩ rằng họ có thể chết trong vụ bạo loạn này.

Kể lại khoảnh khắc trên, Hạ nghị sĩ Jason Crow, một cựu binh đội Biệt động từng làm việc ở Afghanistan, cho biết: "Khi nhìn lên, tôi nhận ra chúng tôi đã bị mắc kẹt trong căn phòng. Họ đã sơ tán những người ở tầng một Hạ viện. Và họ đã quên mất chúng tôi".

Mắc kẹt bên trong cuộc biểu tình bạo loạn ngày 6/1 và nỗi ám ảnh sâu sắc với các nghị sĩ Mỹ - Ảnh 1.

Các nghị sĩ đã phải trốn dưới hàng ghế trong "ngày đen tối" của cuộc biểu tình bạo loạn 6/1/2021. Ảnh: AP

Bị ràng buộc với nhau bởi hoàn cảnh, chia sẻ nỗi đau độc nhất của riêng họ, các nhà lập pháp vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân của một cuộc tấn công chưa từng có vào nền dân chủ nước Mỹ. Cùng với một số ít nhân viên và đội ngũ truyền thông, các nghị sĩ đã ở trong phòng họp khi Cảnh sát Capitol gắng sức kiềm chế đám đông tràn vào, hò hét và đập phá vào thời điểm ấy.

Sau khoảng 1 giờ bị mắc kẹt, các hạ nghị sĩ cuối cùng cũng được sơ tán tới nơi an toàn. Chia sẻ với AP 1 năm sau vụ việc, khoảng 10 nghị sĩ nói rằng họ đã bị chấn động và tổn thương sâu sắc. Đáng nói, đến nay, ký ức về cảnh tượng và âm thành hỗn loạn trong ngày 6/1/2021 vẫn còn in sâu trong tâm trí họ.

Các nghị sĩ cho biết họ nhớ rất rõ những gì đã diễn ra trong ngày hôm ấy, từ tiếng của chiếc mặt nạ phòng độc mà họ đã đeo đến tiếng xịt hơi cay ở hành lang bên ngoài, tiếng la hét của các sĩ quan, tiếng đập cửa ầm ầm, tiếng kính vỡ khi những kẻ bạo loạn phá cửa sổ xông vào, các nút bấm kêu lạch cạch một cách đáng ngại trên những cánh cửa bị khóa chỉ cách họ vài bước chân. Và đặc biệt là những tiếng súng vang khắp tòa nhà trong "ngày đen tối" trên.

Ông Jason Crow kể lại: "Tôi nghe rất rõ tiếng súng trong thời gian bị mắc kẹt và thậm chí tôi còn biết họ đã nổ loại súng gì. Tôi hiểu rằng tình hình bên ngoài đang vô cùng căng thẳng".

Mắc kẹt bên trong cuộc biểu tình bạo loạn ngày 6/1 và nỗi ám ảnh sâu sắc với các nghị sĩ Mỹ - Ảnh 2.

Khung cảnh bạo lực đã khiến nhiều người có mặt tại Điện Capitol ngày 6/1/2021 bị tổn thương sâu sắc. Ảnh: AP

Trong khi tiếng súng được dùng để giải tán những đám đông bạo lực, các nhà lập pháp đã nằm xuống đất, trốn dưới các hàng ghế trong phòng trưng bày và tin rằng điều tồi tệ nhất chỉ mới bắt đầu. Khi cuộc bạo loạn xảy ra, Hạ nghị sĩ Peter Welch đã chia sẻ trên trang Twitter cá nhân: "Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta, bao gồm cả bản thân tôi, đều có những liên tưởng về một sự kiện xả súng hàng loạt. Mọi thứ thật kinh hoàng vào thời điểm này".

Hạ nghị sĩ Mike Quigley thì nói rằng khi cuộc biểu tình diễn ra, ông có thể nghe thấy tiếng súng phát ra từ phía sau phòng họp, ở sảnh của Chủ tịch Hạ viện ngay bên ngoài phòng học Hạ viện chứ không phải từ cửa chính, nơi những kẻ bạo loạn đang cố gắng phá cửa xông vào. Vào khoảnh khắc ấy, ông đã nhận ra vì sao ông và các đồng nghiệp không thể rời đi, vì họ đã bị bao vây. Ông Quigley nhớ lại: "Đó là thời điểm bạn nhận ra mọi thứ nghiêm trọng thế nào".

Và mọi thứ còn tồi tệ hơn bởi những gì mà đám đông biểu tình theo đổi: Ngăn chặn Quốc hội xác nhận chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ khi ấy là ông Joe Biden.

Chia sẻ về thời gian trú ẩn tại phòng họp, Hạ nghị sĩ Val Demings cho biết bà phải cố gắng giữ bình tĩnh và vận dụng những kinh nghiệm khi còn là cảnh sát trưởng ở Orlando. Dù vậy, bà không thể ngăn được cảm giác bất lực vì không được trang bị thứ gì để đối đầu với nhóm người biểu tình. Bà nói rằng bà đã bị rùng mình khi nghe thông báo về người đột nhập vào tòa nhà.

Bà Demings cho biết: "Đó có lẽ là những gì tôi sẽ nhớ cho tới hết đời. Tôi biết điều đó có nghĩa là cảnh sát ở một bộ phận nào đó đã mất kiểm soát. Và tôi cũng biết, với kinh nghiệm một cảnh sát, rằng họ sẽ làm mọi cách để duy trì lực lượng để bảo vệ chúng tôi".

Trong khoảnh khắc tuyệt vọng, bà Demings đã nói với một người đồng nghiệp rằng: "Hãy nhớ rằng chúng ta là những người duy trì lịch sử. Nếu tất cả chúng ta chết ở đây hôm nay, sẽ có một nhóm khác được cử đến và thay chúng ta xác nhận những lá phiếu này".

Trong những ngày sau vụ tấn công, nhiều nhà lập pháp có mặt trong phòng họp bắt đầu liên lạc với nhau bằng một chuỗi tin nhắn văn bản. Mọi liên lạc này nhanh chóng phát triển thành các buổi nhóm trị liệu và thậm chí là các buổi tụ họp potluck, nơi họ cố gắng hiểu tất cả những gì đã diễn ra. Họ tự gọi mình là "nhóm phòng họp" và cái tên này vẫn được giữ nguyên cho tới nay.

Một số đảng viên Đảng Dân chủ trú ẩn trong phòng họp đang có kế hoạch dành thời gian gặp mặt tại Điện Capitol trong tuần này, không chỉ để ghi nhớ những trải nghiệm của chính họ và tôn vinh những người đã bảo vệ họ mà còn để suy ngẫm về việc đất nước đã thoát khỏi một cuộc đảo chính trong gang tấc.

Hạ nghị sĩ Mikie Sherrill, một cựu phi công trực thăng của Hải quân, chia sẻ: "Chúng tôi là những người cuối cùng trong phòng. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã thấy toàn bộ sự việc diễn ra theo một cách rất khác so với bất kỳ ai ở Capitol".

Nhiều nghị sĩ đã phải liên tục tìm các liệu pháp điều trị tâm lý. Một vài người trong số họ được chẩn đoán là bị sang chấn, tình trạng của họ trở nên trầm trọng hơn do những căng thẳng ban đầu trong cuộc bạo loạn ở Điện Capitol và số lượng người tự sát. Những người khác cho biết họ bị tổn thương nhiều hơn bởi xu hướng ngày càng tăng của các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và một số người trong công chúng có thái độ coi thường hoặc phớt lờ bạo lực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại