Ly kỳ như cây anh đào đầu tiên đặt chân đến Mỹ: bắt đầu một chuyện tình, thiêu mình vì một “kẻ phá đám”

Đạt Lê |

Trong muôn vàn loài cây, nàng chỉ thích hoa anh đào. Trong muôn vạn người, ai ngờ kẻ dẫn đến hoa anh đào phải rực cháy chính là bạn bè thời thơ ấu.

Mùa xuân sang, cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc, những cánh hoa anh đào tuyệt đẹp lại khoe sắc rực rỡ xung quanh khu vực National Mall và hồ Tidal Basin ở Washington.

Và ít ai hay biết rằng, người có công lớn đưa chúng về xứ sở cờ hoa chính là nhà thám hiểm thực vật David Fairchild.

Một nhà thám hiểm và một chuyện tình

Ly kỳ như cây anh đào đầu tiên đặt chân đến Mỹ: bắt đầu một chuyện tình, thiêu mình vì một “kẻ phá đám” - Ảnh 1.

David Fairchild năm 20 tuổi

David Fairchild sinh năm 1869 tại Michigan. Nhờ có cha làm trong lĩnh vực nông nghiệp nên từ nhỏ David Fairchild đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều kĩ sư khoa học và bị "chuốc mê" bởi hàng loạt câu chuyện khám phá miền đất lạ.

Lớn lên, David chọn con đường nghiên cứu thực vật và chuyển đến thủ đô Washington. Tại đây, ông đã tìm thấy một công việc trong mơ - đó là làm nhà thám hiểm thực vật, chu du khắp thế gian và mang về những giống cây mới mẻ cho nước Mỹ.

David thực hiện công việc đó không thể xuất sắc hơn, đem xoài từ Ấn Độ, đào từ Trung Quốc và lê từ Chile về Mỹ - góp phần thay đổi văn hóa ẩm thực Hoa Kỳ.

Năm 1902, lần đầu tiên ông được thấy những chùm hoa sakura bung nở nối tiếp nhau, thấm đẫm trong truyền thống thưởng hoa hanami (花見) của xứ sở Mặt trời mọc. Ước muốn mang loài cây đẹp đẽ này về quê hương Mỹ đã bắt đầu nhen nhóm trong ông.

Ly kỳ như cây anh đào đầu tiên đặt chân đến Mỹ: bắt đầu một chuyện tình, thiêu mình vì một “kẻ phá đám” - Ảnh 2.

Truyền thống thưởng hoa hanami ở Nhật Bản. Ảnh chụp năm 1904.

Ba năm sau, David kết hôn với Marian. Họ sống trong một khu vườn rộng lớn ở ngoại ô Washington.

Tại đây David trồng những loài cây quý báu nhất trong bộ sưu tập của mình. Thế nhưng tất cả những gì Marian muốn là được tận mắt ngắm hoa anh đào Nhật Bản - loài cây mà David vẫn thường hay kể.

Chiều lòng vợ, ông liền tìm cách đặt ngay 125 cây anh đào từ Vườn ươm Yokohama. Chủ vườn ươm - ông Uhei Suzuki - bất ngờ và thú vị trước vị khách Hoa Kỳ đầu tiên của mình, đã bán gốc đào với giá rẻ như cho.

Ly kỳ như cây anh đào đầu tiên đặt chân đến Mỹ: bắt đầu một chuyện tình, thiêu mình vì một “kẻ phá đám” - Ảnh 3.

Nhờ cuốn catalog này, Vườn ươm Yokohama đã bán ra những cây anh đào đầu tiên cho David Fairchild

Năm 1906, một năm sau khi kết hôn, David và Marian đã có thể ngắm hoa anh đào nở rộ ngay tại vườn nhà của họ.

Sân nhà của gia đình Fairchild đã ngập tràn sắc hoa nhưng điều đó không đúng với thủ đô Washington -lúc bấy giờ chỉ toàn là những mảnh đất trống trải và đơn điệu.

David Fairchild đề nghị rằng con đường dẫn từ Đài Tưởng niệm đến hồ Tidal Basin sẽ rất đẹp nếu được bao phủ trong cánh hoa anh đào.

Năm 1909, trong nhiệm kì của Tổng thống William Howard Taft, ý kiến nhập hoa anh đào về Mỹ được ủng hộ nhiệt tình bởi Đệ nhất Phu nhân Helen Taft. Và trong khi phu nhân bị quyến rũ bởi sắc hoa tuyệt diệu, ông Taft lại nghĩ đó có thể là cầu nối ngoại giao với Nhật Bản.

Khi liên hệ với phía Tokyo, họ rất sẵn lòng tặng hoa anh đào cho nước Mỹ. Thị trưởng Yukio Ozaki là người sẽ đích thân chọn ra 300 cây hoa anh đào đẹp nhất, cho nhổ gốc và chuyển bằng thuyền đến Mỹ.

Thế nhưng ông lại thực hiện điều đó hăng say đến nỗi cho chuyển tới... 2.000 cây anh đào, vượt xa đề nghị ban đầu. Rủi thay, tàu hơi nước xuyên Thái Bình Dương đã trở nên quá tải, họ buộc lòng phải chặt gốc cây bỏ đi.

Tháng 12/1909 chiếc thuyền cập bến Seattle. Công nhân cảng đóng gói chúng cẩn thận cho chuyến tàu hỏa dài 13 ngày, chuyển cây về thủ đô Washington. Mọi người ai cũng hào hứng trông ngóng, chỉ trừ có một người duy nhất!

Người thận trọng hay kẻ phá đám? Hoa anh đào rực cháy

Người duy nhất không mong đợi hoa anh đào là Charles Marlatt - Trưởng ban Côn trùng học trong Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

Ông tin rằng việc giới thiệu các loài ngoại lai luôn tiềm ẩn mối đe dọa. Marlatt lo sợ rằng chúng có thể đem theo côn trùng, cỏ dại và bệnh tật quét qua toàn bộ mùa màng nước Mỹ.

Nhà thực vật Fairchild thì cho rằng điều này không có gì cần lo lắng bởi hàng trăm cây hoa anh đào đã phát triển bình yên ở nước Mỹ, phần lớn là... ngay tại vườn nhà của ông!

Ly kỳ như cây anh đào đầu tiên đặt chân đến Mỹ: bắt đầu một chuyện tình, thiêu mình vì một “kẻ phá đám” - Ảnh 5.

Dẫu vậy, các chính khách cho rằng mối lo của Charles không phải là vô căn cứ. Tổng thống Taft yêu cầu kiểm tra kĩ kiện hàng hoa anh đào. Ban đầu công việc do Fairchild đảm trách nhưng Marlatt khăng khăng đồng thực hiện.

Họ mở lớp niêm phong ra cùng một lúc nhưng suy nghĩ rất khác nhau. Ý nghĩ đầu tiên của Fairchild là những cây anh đào đã có một hành trình thật vất vả. Rễ bị cắt ngắn khiến chúng dễ tổn thương trong chuyến đi kéo dài một tháng từ Nhật Bản.

Có lẽ phần ngọn cũng phải tỉa đi để giảm bớt áp lực cho gốc cây, giúp nó phục hồi nhanh hơn.Trong khi đó, Marlatt thấy rằng người Nhật đã chọn gửi đi cây anh đào trưởng thành để cho ra hoa nhanh nhất. Nhưng gốc rễ của chúng là mối lo.

Khi kiểm tra chặt chẽ, Marlatt ghi nhận "những sự lây nhiễm nghiêm trọng". Phần rễ có mụn cây, 1 loại sâu đục thân mới và 6 loại sâu hại khác. Khi đấm vào thân cây, Marlatt còn phát hiện ra nhiều ấu trùng sâu bướm.

Trước khi chuyển tới Washington, David Fairchild từng có một khoảng thời gian ngắn sống hạnh phúc ở Kansas và kết bạn với Charles Marlatt.

Charles thậm chí còn đến dự đám cưới của David và Marian. Một người nghiên cứu loài cây, một người nghiên cứu sâu bệnh - tưởng tương hỗ ai ngờ lại xảy ra nhiều mâu thuẫn như vậy.

Báo cáo của Marlatt không cho Tổng thống Taft nhiều sự lựa chọn. Cuối cùng vào ngày 28/01/1910, ông Taft cho đốt toàn bộ cây hoa anh đào. Phải, bạn không nghe lầm đâu, câu chuyện đã có thể kết thúc tàn nhẫn như vậy đấy!

Ly kỳ như cây anh đào đầu tiên đặt chân đến Mỹ: bắt đầu một chuyện tình, thiêu mình vì một “kẻ phá đám” - Ảnh 6.

Bởi tất cả người Mỹ đều hiểu rõ việc đốt đi món quà và niềm kiêu hãnh của Nhật Bản sẽ có ý nghĩa như thế nào. Có lẽ mối quan hệ không tài nào hàn gắn được. Tờ New York Times và The Washington Post đồng loạt đưa tin về sự việc.

Thị trưởng Yukio Ozaki khi hay tin đã tức tốc đến Washington để chứng kiến 2.000 thân cây anh đào từ quê nhà ông đang bùng cháy trong ngọn lửa.

Cánh hoa anh đào đi về đâu?

Ít lâu sau, Ozaki gặp Fairchild tại khách sạn. Fairchild đã tạ lỗi thế nhưng Ozaki đã có một cách tiếp nhận vấn đề mà không ai lường trước được - một hành động cho thấy người Mỹ đã biết quá ít về Nhật Bản.

Ozaki bỏ qua lời xin lỗi của Fairchild, không phải vì khó chấp nhận mà có một lí do khác. Khi Washington buộc phải đốt đi món quà của Tokyo, Ozaki nhận thấy lỗi là ở chính món quà đó.

"Chúng tôi cảm ơn các ngài đã làm vậy với gốc cây anh đào. Thực lòng tôi đau vô hạn khi biết chúng là nguồn gốc của sự rắc rối lần này", lời giải thích gây sửng sốt của Ozaki.

Ozaki nói thêm: "Và nếu Tổng thống Taft đồng ý, Nhật Bản sẽ gửi một chuyến thuyền khác ngay lập tức. Chắc chắn cây lần này sẽ tốt hơn, tuyển chọn bởi những chuyên gia hàng đầu nước Nhật".

Sau đó, các nhà làm vườn và kĩ sư sinh hóa khắp những hòn đảo nước Nhật đã tề tựu về Tokyo, cùng nhau chọn ra những cây hoa anh đào "cực phẩm". Số lượng cây được tuyển lựa lên tới hơn 3.000.

Một chiếc thuyền lớn hơn, nhanh hơn đã được tin tưởng giao cho nhiệm vụ băng qua Thái Bình Dương.

Các cây lần nay hoàn toàn mọc trên cỏ, rễ được bọc trong rêu ẩm. Chúng còn được khử trùng hai lần với khí axit hydrocyanic để làm chết ngạt côn trùng, sau đó đặt trong kho lạnh để làm chậm quá trình chuyển hóa của cây.

Ly kỳ như cây anh đào đầu tiên đặt chân đến Mỹ: bắt đầu một chuyện tình, thiêu mình vì một “kẻ phá đám” - Ảnh 7.

Về phần Marlatt, ông cảm thấy không vui lắm khi nghe tin về đợt thuyền thứ hai. Nhưng dù sao ông cũng đã có một chiến thắng nho nhỏ với chiếc thuyền đầu tiên, và lỗi lầm của loài cây đã được phơi bày trước công chúng, cho thấy mầm họa không thể nào được cho phép ở Mỹ.

Ngược lại, Fairchild thì vô cùng mừng rỡ và đếm từng ngày để "hội ngộ" với kiện hàng hoa anh đào được cam kết là hoàn toàn sạch và khỏe mạnh.

Ngày 27/3/1912, phu nhân Taft tự tay trồng cây anh đào đầu tiên ven bờ sông Potomac trong một nghi lễ trang trọng. Phu nhân Đại sứ Nhật Bản được mời trồng cây thứ hai. Fairchild cũng cầm xẻng lên và trồng lấy cây anh đào tiếp theo.

Ly kỳ như cây anh đào đầu tiên đặt chân đến Mỹ: bắt đầu một chuyện tình, thiêu mình vì một “kẻ phá đám” - Ảnh 8.

Ở tuổi 92, Yukio Ozaki, cựu thị trưởng Tokyo đến thăm thủ đô Washington với 2 người con của mình vào năm 1950, 38 năm sau chuyến chuyển hoa anh đào thứ hai.

Ly kỳ như cây anh đào đầu tiên đặt chân đến Mỹ: bắt đầu một chuyện tình, thiêu mình vì một “kẻ phá đám” - Ảnh 9.

Người Nhật thưởng hoa ở Mỹ năm 1954

Và chỉ cần hai mùa xuân để những cây anh đào hồi sinh mạnh mẽ trên đất Mỹ, bung nở những đóa hoa đầu tiên trên vòm trời làm đắm say lòng người.

Một trăm mùa xuân sau, hoa anh đào vẫn nở, nở mãi ở Washington như đang vẫy chào với những người anh em của mình bên kia Thái Bình Dương.

Nguồn: National Geographic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại