Lý giải nguyên nhân hiện tượng lạ: 5.000 con cá hồi "sổng lưới" sau nhật thực ở Mỹ

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân 5.000 con cá hồi bỗng nhiên trốn thoát khỏi lồng sau nhật thực ở Mỹ.

Trước đó, nhiều ngư dân ở Mỹ gặp rắc rối sau khi mẻ cá hồi nuôi gồm 305.000 con "sổng" mất trong khoảng thời gian sau khi nhật thực được mong đợi nhất ở quốc gia này diễn ra.

Dù không rõ số lượng chính xác về những con cá hồi trốn thoát, nhưng ước tính có ít nhất từ 3.000 đến 5.000 con, thậm chí còn có thể cao hơn nữa.

Nguyên nhân thực sự

Những đợt thủy triều và dòng chảy mạnh do nhật thực tác động, được cho là nguyên nhân khiến trại nuôi cá hồi gặp phải tình trạng trên.

Nhiều người lo ngại, một lượng lớn các loài ngoại lai có thể xâm nhập và tàn phá hệ sinh thái biển của địa phương.

Cục Nuôi Cá và Động vật Hoang dã (WDFW) của Washington (Mỹ) đã yêu cầu người dân bắt lại các sinh vật sau sự cố thất thoát một lượng cá lớn trại nuôi cá Cooke Aquaculture gần đảo Cypress, bang Washington (Mỹ).

Lý giải nguyên nhân hiện tượng lạ: 5.000 con cá hồi sổng lưới sau nhật thực ở Mỹ - Ảnh 1.

Cá hồi trốn thoát khỏi trại nuôi cá ở gần đảo Cypress, bang Washington (Mỹ). Ảnh: Dailymail

Trước đó, theo báo cáo của tờ The Seattle Times, các đường dây giềng miệng lồng trong trại cá đã bị đứt vào chiều ngày 19/8/2017.

Điều này có nghĩa là những chiếc lồng cá trở nên không an toàn và các nhân viên không thể ở trong nước để đánh giá chính xác mức độ thiệt hại.

Lưới cá này có thể chứa được khoảng 1,6 triệu kg cá vào thời điểm xảy ra hiện tượng đáng tiếc.

Hơn nữa, thủy triều xảy ra lúc nhật thực thuộc trong nhóm 5% thủy triều lớn nhất trong năm ở một số khu vực ven biển của Mỹ.

Thủy triều lên và xuống là do tác động từ sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng. Trong khi xảy ra nhật thực, Mặt Trời làm tăng lực hấp dẫn của Mặt Trăng trên Trái Đất, tạo ra thủy triều lớn hơn. Do đó, thủy triều lớn vô tình tạo cơ hội cho những con cá hồi trong môi trường nuôi nhốt trốn thoát.

Lý giải nguyên nhân hiện tượng lạ: 5.000 con cá hồi sổng lưới sau nhật thực ở Mỹ - Ảnh 2.

Nhật thực là nguyên nhân tác động gây ra hiện tượng này. Ảnh: NASA

Chúng là cá hồi Đại Tây Dương (tên khoa học Salmo salar), một loài cá trong các họ cá hồi, được tìm thấy ở Bắc Đại Tây Dương ở những con sông chảy vào Đại Tây Dương ở phía bắc. Do đó, loài cá này được nuôi trong trang trại ở biển giống như môi trường nước ngọt.

Đôi khi những con cá hồi này trốn thoát ra ngoài và bị một số người câu cá "tóm" được. Loài cá hồi này có kích cỡ trung bình dài từ 71 – 76 cm và nặng khoảng 3,6 – 5,4 kg sau hai năm ở biển.

Nguồn: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại