Lý giải ám ảnh tâm lý khiến ông Trump nhất định không chịu nhận thua

Minh Khôi |

Phản ứng của ông Trump đối với sự thất bại đã đạt tới đỉnh điểm ở thời điểm kết thúc cuộc bầu cử tổng thống.

Những lần trút bực dọc sau thất bại

Trong cuộc đua giành vị trí ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hoà vào năm 2016, Thượng Nghị sĩ bang Texas Ted Cruz đã giành chiến thắng tại bang Iowa. Một trong những người thất cử tại Iowa lúc đó là ông Donald Trump, đã ngay lập tức cáo buộc ông Cruz với hành vi lấy trộm phiếu bầu. Ông Trump sau đó đã "trút" bực dọc của mình lên mạng xã hội Twitter:"Dựa trên sự gian lận mà Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã thực hiện tại cuộc bỏ phiếu ở Iowa, cần thiết phải có một cuộc bầu cử mới hoặc hủy bỏ kết quả trước đó".

Những lùm xùm này sau đó đã tan biến khi ông Trump bước chân vào Nhà Trắng. Tuy nhiên, điều này một lần nữa phản ánh những lời phàn nàn từ những người đã làm việc cùng ông Trump về tính cách đổ lỗi thất bại của mình cho người khác.

"Điều đầu tiên ông ta gọi ai đó chỉ trích mình là kẻ thua cuộc", Jack O’Donnell, người từng vận hành một casino của ông Trump tại thành phố Atlantic vào những năm 80, kể lại. "Đây là cách tấn công chính của ông ta. Điều tồi tệ nhất trong thế giới của Trump có lẽ là kẻ thua cuộc. Và để tránh bị gọi là kẻ thua cuộc, ông ta sẽ sẵn sàng nói hay làm bất cứ điều gì", O'Donnell nói thêm.

Phản ứng của ông đối với thất bại đã đạt tới đỉnh điểm ở thời điểm kết thúc cuộc bầu cử tổng thống. Sau khi ông Biden tuyên bố thắng cử, ông Trump đã liên tiếp đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về gian lận trong quá trình bầu cử. Những hành vi này đã trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình chuyển giao quyền lực mang tính trọng yếu đối với nước Mỹ.

"VÀ TÔI ĐÃ CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC BẦU CỬ", "GIAN LẬN BẦU CỬ XẢY RA TRÊN TOÀN QUỐC", ông Trump tweet vào tuần trước.

Vào thứ hai, chính quyền Trump đã chính thức triển khai quá trình chuyển giao quyền lực sau nhiều tuần bị trì hoãn, quyết định này được đưa ra khi bang Michigan chính thức xác nhận ông Biden là ngươi chiến thắng. Tuy nhiên, ông Trump vẫn tiếp tục thúc đẩy các vụ kiện tụng và đưa ra những tuyên bố về gian lận trên Twitter.

"Vụ kiện của chúng tôi sẽ vẫn diễn ra, và chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu". "Đây là một chiến thắng ÁP ĐẢO!"

"Không có cách nào Biden có thể giành được 80.000.000 phiếu bầu!!! 100% đây là một cuộc gian lận bầu cử".

Những dòng tweet của ông Trump đã thành công trong việc gây nên những mối nghi ngờ trong số hàng triệu người theo dõi ông hàng ngày. Trong một khảo sát gần đây của Reuters/Ipsos, gần một nửa những người thuộc đảng Cộng hoà được hỏi tin rằng ông Trump về lý đã chiến thắng cuộc bầu cử, và 68% bày tỏ lo ngại về sự "gian lận" trong đó.

Nỗi ám ảnh về "kẻ thua cuộc"

"Hoặc ông là người chiến thắng hoặc là thua cuộc", Michael D.Cohen, cựu luật sư của Trump nói trong cuộc bầu cử vào tuần trước. "Thực tế chỉ là thứ yếu. Và tất cả chỉ là cách nhìn nhận".

Ông Cohen, người bị cáo buộc vào năm 2018 vì tội trốn thuế và gian lận tài chính là một trong số những người thường xuyên chỉ trích Tổng thống, trong đó nhiều điều được nêu trong cuốn sách gần nhất của mình.

Nỗi lo sợ bị nhìn nhận là người không phải giỏi nhất luôn xuất hiện trong hàng nghìn các bài báo hay sách nói về ông Trump. Nhiều người quan sát lịch sử gia đình ông Trump, vốn luôn chỉ chia rõ ràng giữa kẻ mạnh và kẻ yếu.

Ông Trump đã thể hiện rõ quan điểm này trong cuốn sách "Trump: Nghệ thuật thương thảo", trong đó ông gợi lại việc cùng với người em trai của mình Robert làm mọi cách để không thua bất cứ anh em nào trong nhà trong mọi việc.

Điều đó lần nữa xảy ra sau khi trưởng thành, thời điểm ông Trump mở casino Taj Mahal tại thành phố Atlantic năm 1990.

Theo O’Donnell, Trump yêu cầu casino phải mở sớm do lo ngại những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng casino thì chưa sẵn sàng, và trong đó, khoản 1/4 số máy chơi game có thể hoạt động, khiến toàn khu vực trở nên thật tĩnh lặng. "Nó thật tồi tệ", O’Donnell nhớ lại, "và tất cả không hề giống như một casino bình thường".

Trump đã rất tức giận và chỉ trích người em mình vì một số vấn đề (Robert sau đó đã không nói chuyện với anh mình trong nhiều năm). Tất nhiên trước công chúng, Trump luôn khoe mẽ về sự thành công của Taj Mahal.

Xuất hiện trên show "Larry King Live" vào tháng 4/1990, Trump nói vấn đề duy nhất đối với thời điểm khai trương của Taj Mahal là nó quá thành công. Những người đánh bạc đã chơi nhiều đến nỗi các chiếc máy gần như bốc lửa.

"Những chiếc máy của chúng tôi gần như bốc cháy, điều chưa từng xảy ra trước đây", Trump nói.

Taj Mahal phá sản một năm sau đó, đẩy nhiều chủ nợ và cổ động vào thế khó khăn.

Trump đã bày tỏ quan điểm về thế giới quan của mình trong bài phỏng vấn vào năm 2014 với tác giả Michael D’Antonio. "Bạn có thể mạnh mẽ hay quyết đoán, nhưng nếu bạn thất bại nhiều, sẽ không có ai tin tưởng và đi theo, bởi họ sẽ nhìn nhận bạn là kẻ thua cuộc", ông nói. "Chiến thắng là điều rất quan trọng, và yếu tố quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo là sự chiến thắng. Nếu bạn liên tiếp có nhiều chiến thắng, sẽ có nhiều người đi theo bạn".

Tất nhiên, tính cách luôn muốn là người chiến thắng một lần nữa xuất hiện trong giai đoạn giữ vị trí tổng thống. Từ việc đưa ra những từ ngữ tự tán dương bản thân như "điều tuyệt với nhất từng xảy ra đối với Puerto Rico" hay là người tạo ra lợi ích to lớn nhất cho người Mỹ gốc Phi (có thể ngoại trừ Abraham Lincoln). Trước viễn cảnh bị luận tội, ông Trump coi mình là "vị tổng thống vĩ đại nhất".

Có lẽ khoảng khách được biết đến nhất diễn ra vào cuối năm 2018, khi Trump đe doạ sẽ tạm dừng hoạt động chính phủ đề yêu cầu ngân sách xây dựng bức tường dọc biên giới Mexico.

Sau khi Trump thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hoà tại quốc hội đạt được thoả thuận, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, đã thúc đẩy được các bên tiến tới nhất trí tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ và tạm thời dừng các cuộc đàm phán về những biện pháp đảm bảo an ninh, bao gồm cả bức tường biên giới.

Dường như là Trump sẽ kí thoả thuận đó, nhưng khi mà những phóng viên thuộc phe bảo thủ cáo buộc tổng thống đã thất bại trước những người thuộc đảng Dân chủ, và phá bỏ lời hứa về Bức tường, đồng nghĩa với việc là một kẻ thất bại, thì mọi thứ đã thay đổi.

Điều đó dẫn đến một thời kì chính phủ liên bang đóng cửa lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, và dẫn đến thiệt hại vào khoảng 11 tỷ USD cho nền kinh tế.

Sau khi ông Trump trở thành tổng thống 45 của nước Mỹ vào tháng 1/2017, chính quyền của ông tuyên bố số người dân chứng kiến buổi lễ tuyên thệ đã lên tới con số kỉ lục, bất chấp các thực tế chứng minh ngược lại. Những tuyên bố khác biệt sẽ chỉ khiến ông Trump coi mình là người thất bại trong suy nghĩ tưởng tượng của chính ông.

Đến thời điểm này, khi gần 4 năm đã trôi qua, những người dân đã đi bỏ phiếu bầu, những đơn kiện không có căn cứ đã bị toà án bác và nhiều bang đã xác nhận kết quả bầu cử. Tuy nhiên, người thua cuộc trong cuộc bầu cử năm 2020 vẫn tiếp tục nhìn thấy đám đông ủng hộ mình, trong khi phần còn lại của đất nước thì không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại