Lý do sâu xa khiến “cao thủ" võ Trung Quốc thường thua ê chề trước các đấu sĩ Muay Thái

Tiểu Mã (lược dịch) |

Có không ít lý do khiến võ thuật Trung Quốc bị tụt hậu và lép vế mỗi khi chạm trán những võ sĩ hàng đầu của Thái Lan.

Website Hotbak.net của Trung Quốc vừa có bài bình luận về nền võ thuật nước này với tiêu đề: "Võ thuật Trung Quốc đã bị tụt lại phía sau và ngày càng khó cạnh tranh với Muay Thái". Bài viết này so sánh về sự phát triển của võ thuật Trung Quốc và Thái Lan với ưu thế nghiêng hẳn về phía quốc gia Đông Nam Á.

Trong phần mở đầu, tác giả nhắc tới hai nhân vật nổi tiếng trong giới võ thuật Trung Quốc đó là Yi Long và Vũ Tăng Nhất Hổ phái Thiếu Lâm rồi chỉ ra điểm hạn chế của nền võ thuật nước nhà:

"Nhà sư Vũ Tăng Nhất Hổ và Yi Long trở nên nổi tiếng trong giới võ lâm. Cả hai đều được đánh giá cao ở đòn chân và cả những cú đấm. Gần đây, Vũ Tăng Nhất Hổ đã chính thức được công nhận là người của Thiếu Lâm Tự, có quan hệ mật thiết với phương trượng trụ trì Thích Vĩnh Tín, trở thành một võ sĩ và HLV danh tiếng của Thiếu Lâm. Hiện tại, chỉ có ông được công nhận là võ sĩ chuyên nghiệp duy nhất ở Thiếu Lâm.

Không giống như ở Trung Quốc thì tại Thái Lan, hầu hết những võ sĩ Muay Thái nổi tiếng đều xuất thân từ các gia đình nghèo. Họ được cha mẹ gửi tới các phòng tập đấm bốc từ rất nhỏ. Những tài năng trẻ sẽ được ký hợp đồng dài hạn, giống như họ được gả bán cho một CLB.

Lý do sâu xa khiến “cao thủ võ Trung Quốc thường thua ê chề trước các đấu sĩ Muay Thái - Ảnh 1.

Hiện nay, Vũ Tăng Nhất Hổ được công nhận là võ sĩ chuyên nghiệp duy nhất ở Thiếu Lâm Tự.

Lý do sâu xa khiến “cao thủ võ Trung Quốc thường thua ê chề trước các đấu sĩ Muay Thái - Ảnh 2.

Khác với Trung Quốc, các đấu sĩ Thái Lan dựa vào võ thuật để kiếm sống, để làm cách thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ. Chính vì lý do đó, họ tập luyện theo cách chuyên nghiệp từ rất sớm. Về cơ bản, các võ sĩ Trung Quốc thua kém rất nhiều so với các võ sĩ Thái Lan về ý chí và lòng quyết tâm".

Ở phần tiếp theo, tờ báo Trung Quốc tiếp tục phân tích về môi trường lý tưởng để phát triển võ thuật ở Thái Lan, đồng thời chỉ ra "căn bệnh cố hữu" của làng võ nước nhà.

"Mục tiêu của các võ sĩ Thái Lan là rất đơn giản, họ không bao giờ có những mơ ước viển vông. Vì vậy, họ dễ thành công hơn các võ sĩ Trung Quốc. Ở Thái Lan, các võ sĩ giỏi luôn được xã hội rất tôn trọng. Thêm vào đó, các trận đấu võ ở Thái Lan luôn rất phổ biến. Đó là lý do khiến ngay cả những võ sĩ trẻ của Thái Lan cũng có thể sở hữu kinh nghiệm chiến đấu thực tế rất dày dặn, bởi họ đã kinh qua hàng trăm trận.

Ở các CLB đào tạo Muay Thái, các võ sĩ sớm được đào tạo để làm quen với việc thi đấu 5 hiệp, nghĩa là đánh theo phương thức nhà nghề. Họ rất khoa học trong việc phân phối năng lượng vật lý. Chính vì thế, không phải các võ sĩ Trung Quốc thua kém so với võ sĩ Thái Lan về thể lực, nhưng khả năng phân phối sức của võ sĩ Trung Quốc thường thua kém hẳn.

Lý do sâu xa khiến “cao thủ võ Trung Quốc thường thua ê chề trước các đấu sĩ Muay Thái - Ảnh 3.

Tờ báo Trung Quốc cho rằng võ thuật nước nhà đang ngày càng tụt hậu so với Muay Thái.

Còn nói riêng về võ thuật truyền thống, bao gồm cả những võ sư bậc thầy, họ thường mắc một căn bệnh cố hữu, đó là không dám đối mặt với sự lạc hậu của võ thuật. Trong thời kỳ phong kiến, võ cổ truyền Trung Quốc có thể phát huy nhiều tác dụng nhưng ở thời đại ngày nay, kungfu Trung Quốc rõ ràng đang bị tụt hậu so với võ thuật hiện đại.

Nếu bạn tiến bộ, bạn có thể đánh bại đối thủ. Nhưng nếu bạn tụt hậu, bạn tất yếu bị đối thủ đánh bại. Không ai muốn học những gì đã lạc hậu. Những năm gần đây, có không ít nhà sư Thiếu Lâm đã ra nước ngoài để mở các võ đường. Nhưng người nước ngoài thường rất thực tế và ưa chuộng những giá trị thực dụng và hữu ích với họ.

Muay Thái không hề phức tạp và bí ẩn. Ngược lại, võ thuật truyền thống Trung Quốc lại quá bí ẩn. Kỹ thuật của võ cổ truyền Trung Quốc cần tập trong thời gian rất dài. Có một số kỹ thuật đã bị người Trung Quốc phóng đại so với khả năng thực tế của nó. Võ thuật Trung Quốc đã bị thần thánh hóa và có nhiều bậc thầy Trung Quốc được dựng lên thông qua những giai thoại dù không ai biết khả năng thực tế của họ ra sao.

Chúng tôi cho rằng Trung Quốc rất khó có nổi một bậc thầy chiến đấu thực sự trong dân gian, bởi họ không được đào tạo hệ thống khoa học, không có HLV, không được tích lũy khả năng thực tế.

Lý do sâu xa khiến “cao thủ võ Trung Quốc thường thua ê chề trước các đấu sĩ Muay Thái - Ảnh 4.

Tờ báo Trung Quốc cho rằng võ thuật nước này thường bị "thần thánh hóa" thông qua những giai thoại, phim ảnh... trong khi Muay Thái lại rất thực tế và không hề bí ẩn.

Hiện nay, do nhận thấy sự ưu việt của Muay Thái nên nhiều VĐV trẻ Trung Quốc cũng chuyển qua tập Muay Thái và các kỹ thuật chiến đấu hiện đại như boxing.

Trên thực tế, sanda (tán thủ) là loại hình chiến đấu hiệu quả được chắt lọc từ kungfu Trung Quốc. Sanda chắc chắn có thể dùng để chiến đấu, nhưng so với Sanda thì Muay Thái có vẻ mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Muay Thái giống như một lưỡi lê khi chiến đấu ở cự ly gần. Tinh thần chiến đấu của các võ sĩ Muay Thái rất mạnh mẽ.

Tất nhiên, sanda và Muay Thái đều có những ưu điểm riêng song xét ở một số phương diện thì Muay Thái mạnh mẽ và dữ tợn hơn so với Sanda".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại