Lưu Bị trong chính sử là ngụy quân tử hay anh hùng trượng nghĩa?

Anh Văn |

Lưu Bị là một nhân vật anh hùng gây rất nhiều tranh cãi trong lịch sử tam quốc. Hầu hết ai cũng nghĩ, Lưu Bị là anh hùng trượng nghĩa, nhưng một số lại cho rằng ông là kẻ giảo hoạt đội lốt quân tử. Vậy trong chính sử, Lưu bị rốt cuộc có hình tượng như thế nào?

Lưu Bị tuy thuộc dòng dõi Hoàng thất nhà Hán, nhưng đời ông hầu như không còn chút tiếng tăm gì, tổ tiên Lưu Bị có vài người giữ chức quan nhỏ, nhưng so với Tào Tháo thật không thấm vào đâu. Vì thế hệ trước chỉ làm vài chức quan mọn nên đến đời Lưu Bị của cải tích cóp được không hề dư giả, Lưu Bị phải dựa vào nghề bán giày cỏ mưu sinh.

Tuy cuộc sống nghèo khó, nhưng Lưu Bị lại có chí hướng lớn, ông từng so sánh cây đại thụ trước nhà mình với chiếc lọng, còn nói rằng sau này nhất định sẽ ngồi dưới lọng ngao du. Mẫu thân Lưu bị là người phụ nữ có học thức, vì muốn con có được nền giáo dục tốt, bà dành dụm tiền bạc, khi Lưu Bị năm tuổi đã xin cho ông theo học Lô Thực.

Lưu Bị trong chính sử là ngụy quân tử hay anh hùng trượng nghĩa? - Ảnh 1.

Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.

Bình thường có lẽ ai cũng nghĩ, Lưu Bị là người có chí hướng lớn, ắt phải cần cù ham học, thế nhưng lịch sử ghi chép lại, Lưu Bị khi còn nhỏ không hề thích đọc sách, mà chỉ thích chơi cùng các con vật như chó, ngựa, cậu bé ấy còn rất thích nghe hát. Không chỉ vậy, cậu ta còn thích kết giao với những đấng hào kiệt, vì vậy đã có rất nhiều người đi theo cậu ta.

Điều đáng nói là, khi ấy Lưu Bị mới chỉ mười mấy tuổi đầu, nhưng đã được rất nhiều người tin tưởng dựa vào, tất nhiên lúc đó cũng chỉ toàn là những đứa trẻ đồng trang lứa với nhau, nhưng đó cũng đủ chứng minh Lưu Bị có tính cách đặc biệt mức nào.

Khi ấy, bị thu hút bởi tính cách đặc biệt của Lưu Bị không chỉ có đám trẻ con kia, mà Lưu Đức Nhiên, một học trò của Lư Thực cũng bị Lưu Bị thu hút. Lưu Đức Nhiên và Lưu Bị là đồng môn, hai người có mối quan hệ rất tốt. Cha của Lưu Đức Nhiên - Lưu Nguyên Khởi sau khi gặp Lưu Bị liền đồng ý trợ cấp vô điều kiện cho Lưu Bị, ông coi Lưu Bị như con trai mình.

Nhưng gia cảnh không phải giàu có, vợ ông lại vốn keo kiệt, vì vậy bà rất hay kêu ca với ông về chuyện này, nhưng Lưu Nguyên Khởi lại nói với vợ rất nghiêm túc "Đứa nhỏ này trong dòng tộc ta ắt không phải đứa trẻ tầm thường". Vậy có thể thấy Lưu Nguyên Khởi đánh giá cao Lưu Bị như thế nào.

Lưu Bị trong chính sử là ngụy quân tử hay anh hùng trượng nghĩa? - Ảnh 3.

Từ những ví dụ kể trên ta thấy được, Lưu Bị từ nhỏ đã bộc lộ là người có sức hút đặc biệt, tính cách ấy tỏa ra rất tự nhiên ở một đứa trẻ hơn mười tuổi, vậy chúng ta có thể thấy được sự hấp dẫn trong tính cách của Lưu Bị vốn đã tồn tại trong con người ông từ nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu để giải thích vì sao sau này dù có lúc thực lực của Lưu Bị còn yếu nhưng bên cạnh lại vẫn có rất nhiều binh hùng tướng mạnh bằng lòng nghe theo. Thế nên nếu người đời nói Lưu Bị chỉ dựa vào tài ăn nói để lừa gạt người khác là không hề đúng.

Sau khi cuộc Khởi nghĩa khăn vàng bị dập tắt, nhờ lập được công lao, Lưu Bị được ban chức huyện úy huyện An Hỷ. Theo lí mà nói, một kẻ dân thường mưu sinh dựa vào nghề đan giày, bện chiếu như Lưu Bị, dù chức quan nhỏ như vậy cũng đã là bước tiến lớn, Lưu Bị lẽ ra nên biết an phận với chức quan này.

Lưu Bị trong chính sử là ngụy quân tử hay anh hùng trượng nghĩa? - Ảnh 4.

Thế nhưng, cũng giống như cậu bé bướng bỉnh theo học Lư Thực năm nào, ông không hề coi trọng chức quan kia. Cho nên khi một tên thái thú yêu cầu Lưu Bị phải hối lộ, Lưu Bị liền trói hắn lại, dùng roi dạy cho hắn một bài học, sau đó ông đã trả lại ấn quan rồi rời đi. Nếu khi nhà Hán chưa tụt dốc, hành vi của Lưu Bị bị coi là đại nghịch bất đạo, nhưng cũng thật may, thành Lạc Dương lúc đó đã vô cùng hỗn loạn, vì vậy cũng không mấy ai quan tâm đến việc làm này của ông.

Khi Lưu Bị đến thành Hạ Bì, vừa đúng lúc gặp bọn tặc khấu tập kích Hạ Bì, ông liền ra tay giúp đỡ tướng lĩnh ở đây đánh bại tặc khấu. Để bày tỏ lòng biết ơn đối với Lưu Bị, quan viên ở đây đã ban cho ông một chức quan, tuy nhiên không được bao lâu, Lưu Bị cũng bỏ chức quan này.

Lúc đó Lưu Bị tuy đã gần ba mươi, nhưng tác phong của ông thoạt nhìn bề ngoài vẫn sốc nổi, không hề chín chắn. Vì vậy ta có thể kết luận, Lưu Bị khi đó tính cách bộc trực, không hề quanh co lươn lẹo. Thế nhưng, nếu tính cách mãi "thẳng như ruột ngựa" như vậy, Lưu Bị đã không thể đứng vững được tới tận sau này. Vì vậy, Lưu Bị đã có những biến đổi nhất định trong con người mình.

Lưu Bị trong chính sử là ngụy quân tử hay anh hùng trượng nghĩa? - Ảnh 5.

Vậy điều gì đã khiến Lưu Bị trở thành một người khác?

Để trả lời câu hỏi này, ta phải hiểu rõ những biến cố trong cuộc đời Lưu Bị. Sau khi từ chức ở Hạ Bì, Lưu Bị đến nương nhờ Công Tôn Toản. Sau đó ông cùng Điền Dự đi giải cứu Từ Châu, Lưu Bị ở lại Từ Châu, trở thành thủ hạ của Đào Khiêm. Sau khi Đào Khiêm lâm bệnh qua đời, Lưu Bị trở thành thủ lĩnh Từ Châu, nhưng rất nhanh sau đó đã để mất Từ Châu.

Không còn nơi nào để đi, Lưu Bị đành đến nương nhờ Lữ Bố. Lữ Bố khi đó nể tình, cho Lưu Bị lưu lại ở Tiểu Bái. Nhưng rồi Lữ Bố lại trở mặt tấn công Lưu Bị, ông chỉ còn nước cầu cứu Tào Tháo. Tuy nhiên không lâu sau, Lưu Bị quay lưng lại với Tào Tháo để nương nhờ Viên Thiệu.

Lưu Bị trong chính sử là ngụy quân tử hay anh hùng trượng nghĩa? - Ảnh 6.

Nhìn lại những sự kiện mà Lưu Bị trải qua, có lẽ chúng ta sẽ phải thốt lên sao Lưu Bị lại gặp nhiều biến cố như vậy? Thực tế, dưới thời loạn lạc, nhiều lần phải nương nhờ dưới chướng những người khác nhau không phải là chuyện đáng xấu hổ. Qua nhiều lần thay đổi như vậy, Lưu Bị đã hoàn toàn thay đổi tính cách nóng nảy của mình, chứng kiến bao nhiêu lọc lừa, Lưu Bị biết bản thân nếu không thay đổi sẽ không thể làm nên đại sự, vì vậy ông đã thay đổi và trở thành hình tượng một kẻ ngụy quân tử.

Nói cách khác, bản thân Lưu Bị không phải là người xấu, ông đã vô cùng ngay thẳng, nhưng vào thời kì rối ren, nếu mãi ngay thẳng thì không thể đem lại kết quả tốt đẹp, cũng như Dương Siêu, tính tình ngay thẳng nổi tiếng thời kì Tam Quốc, nhưng đến cuối cùng đã bị giết bởi Tào Tháo. Vì vậy có thể nói rằng, Lưu Bị là ngụy quân tử, nhưng do tình thế ép buộc tạo nên chứ không hề do bản chất con người ông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại