Lương thiện khó hơn thông minh, chớ để cái xấu của người khác ảnh hưởng đến bản thân!

Diệp Anh |

Ở đời, muốn là một người thông minh đã khó, làm người lương thiện còn khó hơn rất nhiều lần. Ngẫm kỹ, điều này thật chẳng sai.

Bởi lẽ nếu như thông minh là một dạng thiên phú thì ngược lại, lương thiện thuộc về sự lựa chọn và đã là lựa chọn thì mỗi người lại có những cách khác nhau. Tuy nhiên, trong cuộc sống này, chúng ta hãy cố gắng nhớ và làm điều này:

Đừng để cái xấu của người khác làm ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân khi làm việc, hành sự. Cũng không nên để những điều chưa như ý ngoài đời ảnh hưởng đến hạnh phúc, hoan lạc của cả đời người.

Hãy nghĩ đến mặt tích cực, tâm tình của chúng ta sẽ từ đó mà cảm nhận được niềm vui. Hai ví dụ nho nhỏ dưới đây sẽ mở ra cho chúng ta nhiều điều bổ ích, rất cần phải ngẫm.

Tâm tĩnh bất động

Có một cụ ông bước vào một sạp báo mua tờ báo mới ra. Nhân viên phục vụ nét mặt ráo hoảnh, ngạo mạn, không chút lịch sự. Thế nhưng ông vẫn vui vẻ mua báo mà không có bất cứ ý kiến gì.

Người bạn đi cùng ông cụ thấy vậy mới hỏi, tại sao ông không sang chỗ khác mà mua.

Ông cụ cười và đáp rằng: "Vì giận dữ với anh ta mà tôi phải đi thêm một vòng nữa, chẳng phải mất thời gian, thêm phiền phức hay sao. Hơn nữa, thể hiện sự bất lịch sự là vấn đề của anh ta, tại sao tôi phải vì anh ta mà giận dữ, để ảnh hưởng đến cảm xúc của mình."

Lương thiện khó hơn thông minh, chớ để cái xấu của người khác ảnh hưởng đến bản thân! - Ảnh 1.

Buông bỏ để có được sự thanh thản

Nếu không may làm rơi 100 đồng và lờ mờ nhận ra mình đã làm rơi ở chỗ nào đó, liệu bạn có bỏ ra 200 đồng tiền xe cộ để quay lại tìm lại 100 đồng đã mất?

Thật ngốc nghếch nếu ai đó làm như vậy phải không? Thế nhưng đáng nói thay, những sự việc tương tự như vậy lại đang xảy ra rất nhiều, ngay trong cuộc sống của chúng ta.

Bị người khác mắng một câu, nhiều người sẽ lãng phí rất nhiều thời gian cho việc cảm thấy buồn chán; vì một sự việc nào đó mà bốc hỏa trong khi không hề nhận thấy rằng thái độ đó vừa làm tổn thương người khác, vừa tự hại bản thân; mất đi tình cảm của một người nào đó, biết rõ không thể cứu vãn, nhưng vẫn đau thương rất lâu…

Đừng quá để ý đến những đánh giá, bình luận mà người khác dành cho mình, hãy cứ là chính mình, đi trên con đường của riêng mình là được!

Lương thiện khó hơn thông minh, chớ để cái xấu của người khác ảnh hưởng đến bản thân! - Ảnh 2.

Hãy nhớ rằng:

1. Nghĩ quá ít có thể đánh mất sự tôn nghiêm trong cách làm người. Nghĩ quá nhiều có thể đánh mất niềm vui trong cuộc sống – Vấn đề nằm ở thái độ sống.

2. Kiếm tiền là một nghệ thuật, tiêu tiền cũng là một nghệ thuật. Có thể kiếm nhiều tiền hay không phải dựa vào trí tuệ, có biết tiêu tiền hay không phải nhìn vào phẩm chất đạo đức của con người – Vấn đề nằm ở đạo lý sống.

3. Đối xử tốt với bản thân một chút, cuộc đời này không quá dài; đối tốt với người xung quanh một chút, kiếp sau có thể sẽ không có cơ duyên gặp lại – Đó là tình yêu thương.

4. Biết đứng lên từ đau thương, biết nâng lên, đặt xuống, có thể mở lòng, đánh giá sự việc chuẩn xác, trong mất mát vẫn giữ được sự an nhiên, nhìn thấu cuộc sống, bước đi khoan thai, sống cuộc đời tự tại – Đó là phong cách của người quân tử.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại