Loại quả ‘một vốn mười lời’ của Việt Nam được Trung Quốc, Lào ráo riết tìm mua: Thu tiền tỷ trong năm 2023, nước ta nắm sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm

Như Quỳnh |

Loại quả này sang nước ngoài vô cùng đắt khách với sản lượng xuất khẩu tăng mạnh 107%.

Loại quả ‘một vốn mười lời’ của Việt Nam được Trung Quốc, Lào ráo riết tìm mua: Thu tiền tỷ trong năm 2023, nước ta nắm sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, một loại quả được người dân ví là loại cây một vốn mười lời bởi có đặc điểm là cây ngắn ngày, có thể trồng xen với cây ăn quả và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, phù hợp với điều kiện canh tác của người nông dân trên khắp cả nước và đặc biệt mang lại hiệu quả kinh tế cao là cây ớt.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 12, nước ta xuất khẩu 625 tấn ớt, thu về hơn 1,4 triệu USD, tăng mạnh 45,3% so với tháng trước đó. Tính chung trong cả năm 2023, xuất khẩu ớt đạt kim ngạch 20 triệu USD, tương ứng với 10.173 tấn, tăng mạnh 107% so với năm 2022.

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu chính của quả ớt Việt Nam đạt lần lợt 8.651 tấn và 1.108 tấn, chiếm 85% và 10,9% thị phần.

Loại quả ‘một vốn mười lời’ của Việt Nam được Trung Quốc, Lào ráo riết tìm mua: Thu tiền tỷ trong năm 2023, nước ta nắm sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm- Ảnh 2.

Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA)

Thông thường, ớt sẽ được xuống giống cây vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Cây ớt sau 2 tháng trồng bắt đầu cho thu hoạch từ 3 đến 4 đợt trong khoảng 3 tháng, chất lượng quả cao nhất với trọng lượng lý tưởng có thể lên đến 4 kg mỗi cây. Trung bình, mỗi sào trồng ớt sẽ cho thu hoạch trên 1 tấn quả/năm, đạt lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng với giá thu hoạch ở mức 8.000 -12.000 đồng/kg. Đối với những vụ mùa được giá lên tới khoảng 30.000 đồng/kg, người dân có thể ‘bỏ túi’ từ 50 – 60 triệu đồng mỗi sào.

Số liệu từ Cục trồng trọt cho thấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long được coi là 'thủ phủ' ớt tại Việt Nam. Tại đây, ớt được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh với tổng diện tích trên 7.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn một năm. Trong khi đó, tại Tây Nguyên, diện tích trồng đạt khoảng 4.000-5.000 ha với sản lượng khoảng 60.000 tấn một năm.

Theo khảo sát, ớt tại vườn đang được bán với giá sỉ 30.000-35.000 một kg. Còn giá bán lẻ 38.000-45.000 đồng, mức giá này tăng mạnh so với thời điểm tháng 8/2023 do nhu cầu từ các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc tăng mạnh. 

Trên thế giới, Châu Á - Thái Bình Dương chiếm lĩnh thị trường với Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu ớt khô hàng đầu thế giới, chiếm hơn 6.11% vào năm 2021, tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia. Ấn Độ cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ ớt hàng đầu thế giới với khoảng 36% sản lượng toàn cầu, xuất khẩu khoảng 30% tổng sản lượng.

Ớt là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn, không những thế, màu sắc của ớt còn có thể dùng để trang trí và còn rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Theo một nghiên cứu tại Úc, ăn ớt cay thường xuyên sẽ giúp cơ thể kiểm soát insulin trong máu. Đây là tác dụng có ích đối với bệnh nhân tiểu đường. Theo phân tích thống kê, người ăn ớt đã giảm đến 60% lượng đường huyết so với nhóm bệnh nhân không có thói quen ăn ớt cay. Do vậy đây là một gia vị không nên bỏ đối với người bị bệnh tiểu đường.

Capsaicin có trong ớt không chỉ là chất chống ung thư mà còn mang lại công dụng giảm đau giống như nguyên lý hoạt động của thuốc tê. Do đó, khi ăn ớt cay cảm giác đau sẽ không truyền được xung nhịp lên hệ thần kinh. Nhờ vậy mà cơ thể sẽ giảm xuất hiện đau nhức khó chịu.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại