Theo số liệu mới nhất, FED đã lỗ 114,3 tỷ USD trong năm ngoái, mức cao nhất trong lịch sử. Đây là hậu quả của chiến dịch hỗ trợ kinh tế giai đoạn 2020 và 2021 và sau đó là tăng lãi suất để chống lạm phát cao.
Khoản lỗ này đã làm tăng thâm hụt liên bang, vốn đã không nhỏ ở Mỹ. Và FED sẽ vẫn tiếp tục lỗ chừng nào lãi suất ngắn hạn vẫn ở gần mức hiện tại. Điều này có thể khiến FED trở thành tâm điểm của các cuộc tấn công chính trị, dù hiện tại chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy điều đó.
Hiện tại, FED đang phải trả nhiều tiền hơn cho trái phiếu Chính phủ, chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản thế chấp cũng như tiền gửi dự trữ của các ngân hàng. Đó là hậu quả của quá trình tăng lãi từ 0 lên tới hơn 5% chỉ trong hơn 1 năm – mức tăng mạnh nhất 2 thập kỷ qua của FED.
Tuy nhiên, các khoản lỗ này không ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày của FED và họ cũng không cần phải yêu cầu tới sự hỗ trợ của Bộ Tài chính. Không giống các cơ quan liên bang, FED không cần tới Quốc hội Mỹ để bù đắp các khoản lỗ. Thay vào đó, FED đã tạo ra một IOU vào năm 2022. Cái gọi là “các tài sản trả chậm” này xuất hiện trên bảng cân đối kế toán bằng đúng giá trị khoản lỗ.
FED hầu như luôn có lãi nhưng Luật pháp yêu cầu cơ quan này phải gửi các khoản lãi đó cho Bộ Tài chính sau khi đã trừ đi chi phí hoạt động. Tuy nhiên, khi lãi chuyển thành lỗ vào năm 2022, thâm hụt liên bang Mỹ đã hơn hơn một chút so với lẽ ra.