Loại dép cao su quen thuộc này bị cảnh báo, thậm chí là cấm ở một số trung tâm thương mại

Thu Phương |

Không chỉ quen thuộc với trẻ em mà loại dép cao su này cũng được rất nhiều người lớn hay thanh niên ưa chuộng.

Các loại dép cao su được với phần mũi được bọc kín, bên trên có các lỗ khí, đằng sau có quai hậu, vốn không còn xa lạ với chúng ta. Nó được ưa chuộng bởi nhiều lứa tuổi, từ trẻ em, các bạn học sinh, sinh viên cho đến những nhân viên văn phòng, bất kể là nam hay nữ.

Ưu điểm của các loại dép như thế này là dép mềm, nhẹ, giúp việc đi lại thoải mái nhưng vẫn chắc chắn, các lỗ thông khí giúp không bị bít mồ hôi chân, dép chống nước, phù hợp đi ngay cả khi trời mưa. Ngoài ra, chúng còn có nhiều màu sắc, mẫu mã đa dạng để người dùng lựa chọn tùy theo sở thích.

Loại dép cao su quen thuộc này bị cảnh báo, thậm chí là cấm ở một số trung tâm thương mại - Ảnh 1.

Những đôi dép bằng cao su mềm, có khả năng chống nước tốt được mọi độ tuổi ưa chuộng. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tại một số trung tâm thương mại trên thế giới, hình ảnh đôi dép cao su quen thuộc này lại bị cảnh báo nguy hiểm, thậm chí có nơi còn cấm đi chúng khi đi lên thang cuốn. Vậy điều gì đã dẫn đến việc này?

Các vụ việc đáng tiếc với dép cao su

Tháng 2/2017, một vụ việc đã xảy ra với cậu bé mang đôi dép cao su tại một khách sạn ở Dubai. Theo đó, trong kỳ nghỉ của mình và gia đình, khi đang đi thang cuốn trong khách sạn, cậu bé 5 tuổi Stanley Wood đi đôi dép cao su và bất ngờ đôi dép bị vướng vào mép của thang.

Mẹ cậu bé, bà Helen Stanley cho biết: "Kỳ nghỉ của gia đình tôi đã trở thành một cơn ác mộng và tất cả diễn ra quá nhanh khiến chúng tôi gần như không có thời gian để phản ứng kịp thời."

Theo thông tin trên Gulf News, khi cậu bé được giải cứu khỏi chiếc thang máy, bàn chân cậu đã bị thương nặng.

Stanley nhanh chóng được đưa tới bệnh viện Al Zahra và cấp cứu. Nhưng kết quả là ngón chân cái của cậu bé đã bị dập nát và đứt hoàn toàn. Ngoài ra, toàn bộ dây chằng từ cơ bắp chân đến ngón chân của cậu bé cũng bị ảnh hưởng.

Loại dép cao su quen thuộc này bị cảnh báo, thậm chí là cấm ở một số trung tâm thương mại - Ảnh 2.

Stanley và mẹ của mình sau khi trải qua tai nạn. (Ảnh: Virendra Saklani)

Trên thực tế, vụ việc của Stanley chỉ là một trong số rất nhiều những vụ tai nạn đáng tiếc đã từng xảy ra trước đó. Ví dụ như vào năm 2012, một cặp vợ chồng ở Westminster, California, đã kiện một công ty sản xuất dép cao su số tiền 2 triệu đô la khi đôi dép màu hồng của cô con gái 4 tuổi của họ vướng vào thang cuốn khiến bé cũng bị mất ngón chân út.

Hay vào năm 2008, một người phụ nữ cũng đã đệ đơn kiện 7,6 triệu đô la sau khi con cô cũng gặp phải một tai nạn tương tự cùng năm.

Một ủy ban sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ tiết lộ, một công ty sản xuất giày cao su mềm đã tiếp nhận khoảng hơn 180 trường hợp trẻ em đi giày cao su và gặp chấn thường do thang cuốn.

Loại dép cao su quen thuộc này bị cảnh báo, thậm chí là cấm ở một số trung tâm thương mại - Ảnh 3.

Những đôi dép cao su sau khi được lấy ra khỏi thang cuốn. (Ảnh Mira Farra)

Một nghiên cứu năm 2010 trên Tạp chí Chỉnh hình Nhi Khoa cũng báo cáo rằng, trong vòng 2 năm có trung bình khoảng 17 trẻ em nhập viện điều trị do chấn thương bởi thang cuốn và có tới 13 trong số họ đi dép cao su. Một trong số các bệnh nhân bị chấn thương nặng, không thể chữa trị ở ngón chân, và một số khác bị gãy xương, rách hay đứt gân.

Các kết luận nghiên cứu cũng cho thấy, chấn thương chân liên quan đến thang cuốn bởi đi dép cao su có thể đẫn đến dập nát bàn chân nghiêm trọng, thậm chí phải cắt bỏ hoàn toàn phần chấn thương.

Sau vụ việc đáng tiếc xảy ra với con mình, mẹ của Stanley đã phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức của mọi người trên trang cá nhân của mình. Đó là cảnh báo các bậc cha mẹ về sự nguy hiểm của những đôi dép cao su mềm, như đôi mà con cô đã đi và từng rất yêu thích.

Chính từ những vụ việc trên đã dẫn tới nhiều trung tâm thương mại, khách sạn có thang cuốn đã phải đưa ra cảnh báo hoặc thậm chí là cấm hoàn toàn đi những đôi dép cao su như thế khi sử dụng thang.

Loại dép cao su quen thuộc này bị cảnh báo, thậm chí là cấm ở một số trung tâm thương mại - Ảnh 4.
Loại dép cao su quen thuộc này bị cảnh báo, thậm chí là cấm ở một số trung tâm thương mại - Ảnh 5.

Một số nơi có thang cuốn đưa ra cảnh báo hoặc thậm chí là cấm đi dép cao su trên thang cuốn. (Ảnh Twitter)

Cho tới nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho thấy dép cao su dễ bị cuốn vào thang cuốn hơn các loại dép bằng chất liệu khác. Tuy nhiên, việc dép cao su mềm hơn, dễ bị phá hủy hơn thì hoàn toàn đúng.

Các nhà sản xuất, trong đó có Crocs - một thương hiệu nổi tiếng về sản xuất dép cao su cho biết, họ luôn hướng tới nâng cao nhận thức về an toàn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của họ. Việc này được thể hiện bằng cách các cảnh báo về việc sử dụng dép sẽ được đính kèm trên mỗi sản phẩm, đặc biệt là khi đi trên thang cuốn.

Những lưu ý an toàn khi sử dụng thang cuốn

Trên thực tế, khi đi thang cuốn cũng cần lưu ý những điểm khác nữa để tránh xảy ra các tai nạn nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em.

Điều đầu tiên đó là cần quan sát kỹ xung quanh, tín hiệu đèn và biển cảnh báo. Trong suốt quá trình sử dụng thang, đừng mải mê trò chuyện hoặc xem điện thoại, thay vào đó hãy liên tục quan sát xung quanh để phản ứng kịp thời mỗi khi có tai nạn bất ngờ xảy đến.

Bên cạnh việc đứng vững ở 1 vị trí và mắt liên tục nhìn thẳng, thi thoảng hãy xoay phần cổ, đầu và quan sát, tay vẫn nắm vững tay vịn của thang.

Nếu đi cùng trẻ nhỏ, hay đảm bảo nắm tay trẻ, không để trẻ đứng quá sát mép thang hay chạy nhảy, nô đùa trên thang.

Loại dép cao su quen thuộc này bị cảnh báo, thậm chí là cấm ở một số trung tâm thương mại - Ảnh 6.

Luôn luôn phải để ý trẻ nhỏ khi đi thang cuốn, tuyệt đối không để trẻ đi một mình nếu như còn quá nhỏ. (Ảnh minh họa)

Thứ 2 là trang phục khi đi thang cuốn cần gọn gàng, không nên mặc đồ quá dài, đặc biệt là váy bồng, xòe. Những trang phục này tiềm ẩn khả năng cao bị cuốn vào thang máy.

Khi xảy ra sự cố trang phục bị cuốn vào thang, nhanh chóng cởi bỏ trang phục khỏi cơ thể thay vì cố gỡ chúng khỏi thang để thoát khỏi nguy hiểm nhanh chóng.

Cuối cùng là để ý các vị trí "tử thần". Từ những vụ tai nạn xảy ra khi đi thang cuốn, người ta xác định có một vị trí “tử thần”, khuyến cáo không nên đứng vào khi bạn bước từ thang ra. Đó là vị trí số 2 trong ảnh bên dưới.

Loại dép cao su quen thuộc này bị cảnh báo, thậm chí là cấm ở một số trung tâm thương mại - Ảnh 7.

Vị trí "tử thần" cần tránh khi bước từ thang cuốn ra. (Ảnh minh họa)

Đây là vị trí chân của tay vịn thang. Theo cấu tạo của thang cuốn thông thường, vị trí phía chân tay vịn thường để rỗng để phù hợp với cấu tạo của khung, do đó nếu chịu lực mạnh vị trí này sẽ có khả năng bị sập và gây ra tai nạn.

Sau khi tiếp đất ở vị trí số 1 bạn nên bước một bước dài để đặt chân ở sàn nhà (số 3) để đảm bảo an toàn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại