Lộ tổn thất máy bay không người lái Nga ở Syria: Đã đến mức "rụng như sung"?

Bình Nguyên |

Tạp chí Moscow Defense Brief vừa tiết lộ chi tiết những tổn thất về máy bay không người lái (UAV) của Nga ở Syria, nhưng chẳng khiến giới lãnh đạo quân sự nước này quá lo lắng.

Nga có bao nhiêu UAV tất cả?

Chuyên gia quân sự Anton Lavrov cho biết trong cuộc chiến với Georgia năm 2008, các lực lượng vũ trang Nga chỉ cố một số lượng khá hạn chế các hệ thống UAV trong biến chế, tất cả đều là những loại nặng nề, khá thô sơ và lạc hậu. Trong những phân tích sau cuộc chiến cho thấy hiệu quả của chúng quá tệ vì không đáp ứng được các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Vì thế, ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, Quân đội Nga đã quyết tâm cải cách triệt để, và UAV là một phần của chương trình hiện đại hóa sâu rộng. Toàn bộ các máy bay không người lái đã đưa vào biên chế tới thời điểm đó đều đã bị loại biên một cách thẳng tay, thay vào đó, Bộ Quốc phòng đã đặt mua hàng trăm UAV mới, tiên tiến hơn.

Tính tới cuối năm 2015 (thời điểm mà Nga đã chính thức can dự vào cuộc chiến ở Syria), các lực lượng vũ trang Nga có trong tay tổng cộng khoảng 1.720 UAV. Riêng trong năm 2016, họ tiếp tục được nhận thêm 105 tổ hợp đi kèm với 260 chiếc UAV mới.

Tính đến mùa Xuân năm 2016, Nga đã triển khai 30 tổ hợp (kèm theo 70 chiếc UAV) tới Syria. Trong tháng 12 năm 2016, theo các nguồn tin cho thấy, đã có thêm ít nhất 3 tổ hợp khác (kèm theo 6 tới 9 chiếc UAV) đã được đưa tới Syria để tăng cường khả năng giám sát lệnh ngừng bắn đã ký giữa Chính phủ Syria và các lực lượng nổi dậy.

Lộ tổn thất máy bay không người lái Nga ở Syria: Đã đến mức rụng như sung? - Ảnh 1.

Một tổ hợp máy bay không người lái Orlan-10 của Nga.

Toàn bộ các UAV Nga triển khai ở Syria được biên chế trong các đại đội UAV của các đơn vị lục quân ở cấp lữ đoàn và sư đoàn.

Ngoài ra, Nga cũng triển khai một số máy bay không người lái Orlan-10 và Forpost (sau này trở thành một biến thể của máy bay không người lái Searcher Mk II phát triển bởi Công ty IAI, Israel) trong biên chế các đơn vị Hải quân Nga mới thành lập trong năm 2013.

Sự can dự của Hải quân nước này dễ dàng được lý giải khi thực tế đã có từ 6 tới 10 tổ hợp Forpost (kèm 3 UAV/tổ hợp) mà các lực lượng vũ trang Nga có trong tay tới thời điểm đó, và đây cũng là loại duy nhất của Nga được xếp vào loại máy bay không người lái MALE (hoạt động ở độ cao trung bình với thời gian bay dài).

Toàn bộ số UAV của Nga còn lại (khoảng 2.000 chiếc, tính tới thời điểm bài viết này được lên khuôn) đều có trọng lượng cất cánh không quá 30kg, "quá muỗi" so với Forpost về tải trọng hữu ích.

Bộ chỉ huy liên hợp các lực lượng vũ trang Nga ở Syria đã phải khá vất vả để đảm bảo điều phối hợp lý giữa việc sử dụng các máy bay không người lái có trong biến chế Lục quân và Hải quân Nga.

Ví dụ, các UAV của hải quân thường được dùng để hỗ trợ các hoạt động của Không quân Nga và các lực lượng mặt đất của liên quân Nga-Syria ở chiến trường này. Hải quân cũng có những hoạt động riêng của mình.

Điểm thú vị là rất hiếm, nếu có bất kỳ báo cáo nào từ Syria về việc Nga sử dụng các UAV chiến thuật tầm ngắn, trọng lượng siêu nhẹ, thì chúng đều được sử dụng bởi các binh sĩ ở nơi chiến tuyến hoặc gần vùng chiến sự.

Điều này không có nghĩa là các lực lượng vũ trang Nga hoàn toàn thiếu máy bay không người lái mà nó chỉ khẳng định rằng việc sử dụng UAV của các lực lượng mặt đất của Nga ở Syria vẫn còn hạn chế.

Ngoài Forpost, các mẫu UAV của Nga được cho là thấy hoạt động nhiều nhất ở Syria là loại Orlan-10. Kết luận này phù hợp với những hình ảnh và video quay được từ mặt đất ở Syria; và những video do UAV ghi lại được công bố bởi Bộ Quốc phòng Nga; và từ các báo cáo về tổn thất của Nga ở Syria.

Việc sử dụng rộng rãi Orlan-10 hoàn toàn không khiến người ta ngach nhiên vì hiện tại chúng chiếm tới khoảng 1/3 tổng số lượng UAV mà Quân đội Nga sở hữu.

Trên thực tế, các thông số kỹ - chiến thuật của Orlan-10 cho thấy khả năng trinh sát của các lực lượng vũ trang Nga ở mức nào. Các thông số này không phải quá tệ, cho dù trong lượng cất cánh của chúng chỉ có 18kg. Nó có thể mang các khí tài có trọng lượng tới 5kg như các loại camera nhìn ngày - đêm và các khí tài tác chiến điện tử.

Thậm chí một chiếc máy bay không người lái cỡ nhỏ có thể truyền trực tiếp hình ảnh video quay được về các trung tâm chỉ huy cách xa khoảng 120km, và bay liên tục trong 14 giờ ở độ cao tới 5.000m.

Cự ly truyền dữ liệu video có thể còn được nối dài xa hơn nếu sử dụng một chiếc Orlan-10 khác làm trạm chuyển tiếp trên không. Máy bay không người lái có thể ghi lại các cảnh quay ở cự ly tới 600km so với trạm chỉ huy mặt đất trong chế độ offline (ngoại tuyến).

Động cơ đẩy của loại máy bay không người lái là loại đốt trong sử dụng nhiên liệu thông thường. Nó cất cánh từ một máy phóng gọn nhẹ và đơn giản, tiếp đất an toàn với sự trợ giúp của dù, do đó nó không cần tới đường băng, và vì thế nó có thể hoạt động ở bất cứ đâu.

Khi tháo dỡ và đóng gói để cơ động, toàn bộ tổ hợp cùng kép điều khiển có thể xếp vừa lên một chiếc xe.

Như thế, có thể thấy rõ ràng Orlan-10 có giá cả phải chăng và chi phí vận hành rất rẻ. Một tổ hợp gồm 2 máy bay, trạm điều khiển mặt đất, các khí tài và phụ kiện cùng một chiếc xe hạng nhẹ có tổng giá trị khoảng 35 triệu Rub theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga (tương đương khoảng 600.000 USD).

Với lợi thế đó, chúng được đặt mua cung cấp cho các lực lượng vũ trang Nga với số lượng lớn và trong thời gian cực nhanh.

Sự sẵn có một lượng lớn máy bay không người lái có phạm vi hoạt động trên 100km cho phép các lực lượng vũ trang Nga ở Syria triển khai chúng ở mọi nơi, nhất là những khu vực chiến sự đang diễn ra giữa quân chính phủ với các lực lượng nổi dậy và tổ chức khủng bố IS.

Dễ thấy, có thời điểm người ta nhìn thấy nhiều máy bay không người lái Nga hoạt động cùng lúc.

Lộ tổn thất máy bay không người lái Nga ở Syria: Đã đến mức rụng như sung? - Ảnh 2.

Tàu chiến Nga thực hành phóng tên lửa hành trình Kalibr.

Ví dụ, trong đợt tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr đầu tiên của Nga phóng đi từ tàu ngầm Kilo Rostov-on-Don vào ngày 8/12/2015, các UAV đã liên tục quan sát từ khi khai hỏa, trên đường bay của chúng tới các mục tiêu và đánh giá kết quả. Như vậy, cần có ít nhất 4 hoặc 5 chiếc UAV hoạt động cùng lúc.

Các vai trò chính của mà UAV Nga được sử dụng ở Syria bao gồm trinh sát mục tiêu phục vụ cho tập kích đường không, đánh giá kết quả/hiệu quả của các cuộc tấn công, trinh sát chụp ảnh phục vụ tác chiến hỏa lực pháo binh.

Trên thực tế, trinh sát pháo binh là 1 trong những vai trò chính của các UAV trong các lực lượng vũ trang Nga. Rất nhiều đoạn video về các đòn tập kích hỏa lực của pháo/pháo phản lực ở Syria được ghi lại từ các UAV.

Quân đội Liên Xô thực tế không có các phương tiên trinh sát không ảnh cho pháo binh trong thời gian thực. Và Nga cũng chưa có khả năng này cho tới tận khi các máy bay UAV hiện đại được đưa vào trang bị.

Trong giai đoạn này, mặc dù các lực lượng vũ trang Nga có khả năng trinh sát không ảnh phục vụ cho tất cả các loại pháo có trong biên chế, bao gồm cả các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tầm xa Smerch và các loại tên lửa chiến thuật.

Phần mềm của Orlan-10 va Forpost đặc biệt thích hợp cho nhiệm vụ đó và các loại UAV này đều có thể tích hợp tự động với hệ thống điều khiển hỏa lực của các tổ hợp pháo binh. Các loại UAV nhẹ hơn và có đặc tính kỹ thuật kém hơn hấu hết chỉ được sử dụng để trinh sát không ảnh cho các đơn vị cối.

Lục quân Nga đã và sẽ vẫn tiếp tục phụ thuộc rất lớn vào lực lượng pháo binh, vì thế càng sử dụng nhiều UAV trinh sát, càng khiến hiệu suất chiến đấu của lực lượng này cao hơn.

Chúng tôi không biết liệu rằng liệu đã có loại UAV nào được chế tạo riêng cho mục đích điều khiển đạn pháo hay chưa, tuy nhiên, Nga đã có chương trình nghiên cứu để đạt được khả năng đó và hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Trong khi đó, các nhiệm vụ chính đặt ra đối với loại Forpost cỡ lớn hơn, được trang bị hệ thống quang học mạnh mẽ là phải theo dõi được từ độ cao và cự ly trung bình, điều phối được các hoạt động tiến công, tập chung vào các mục tiêu quan trọng, trong khi vẫn phải giữ được bí mật, không để đối phương phát hiện ra.

Kịch bản sử dụng tương tự không phải lúc nào cũng thích hợp đối với các UAV nhẹ hơn vì chúng phải tới thật gần đối phương mới cho được kết quả trinh sát tốt.

Các nhiệm vụ khác bao gồm không ảnh và lập bản đồ 3D nhằm hỗ trợ các đoàn xe nhân đạo và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Ví dụ, khi chiếc máy bay ném bom Su-22M4 của Nga bị tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, đâm đầu xuống vùng núi ở sát biên giới Thổ, viên phi công sống sót đã ngay lập tức được định vị nhờ 1 chiếc Orlan-10 và đã được cứu thoát ra khỏi vùng đất đang bị các lực lượng nổi dậy chiếm giữ.

Kỹ thuật viên điều khiển chiếc máy bay không người lái này sau đó đã được tặng thưởng huân chương vì thành tích xuất sắc trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Lộ tổn thất máy bay không người lái Nga ở Syria: Đã đến mức rụng như sung? - Ảnh 3.

máy bay ném bom Su-22M4 của Nga bị tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

Các UAV Nga triển khai ở Syria ban đầu chủ yếu đóng ở căn cứ không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia. Khi phạm vi tác chiến của Nga rộng hơn, một số UAV được điều tới đồn trú ở các căn cứ khác trên lãnh thổ Syria.

Các đơn vị sử dụng Forpost đều cần đường băng, do vậy, tất yếu chúng thường được đặt ở các căn cứ sân bay. Trong chiến dịch phản công để lấy lại phía đông Aleppo từ quân nổi dậy vào tháng 8/2016, một đơn vị đã được điều tới triển khai ở sân bay quốc tế Aleppo. Một đơn vị khác cũng được triển khai ở căn cứ sân bay T4 gần Palmyra

Việc triển khai nhiều UAV ra gần tiền tuyến đã cho phép các lực lượng vũ trang Nga thực hiện đác nhiệm vụ nhanh chóng hơn và tăng thời lượng hoạt động của các UAV trên vùng trời khu vực mục tiêu do chúng không mất thời gian quay đi quay về các căn cứ ở cách đó rất xa.

Nhìn chung, các máy bay không người lái trinh sát của Nga ở Syria được đánh giá là hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, chiến dịch quân sự ở Syria lại làm nổi bật một lỗ hổng quan trọng đó là các lực lượng vũ trang Nga không có UAV tấn công giống như liên quân do Mỹ dẫn đầu.

Thậm chí, Israel, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ còn vượt Nga ở lĩnh vực này khi họ đều có các loại UAV tấn công cỡ trung triển khai trên không phận Syria.

Đến ngay như IS cũng tự chế được những UAV tấn công siêu nhẹ, dùng như phương tiện mang bom.

Các kỹ sư Nga hiện đang đánh giá xem liệu có nên lắp đặt các khoang chứa điều khiển từ xa lên Orlan-10, để trong trường hợp cần thiết, có thể biến chúng thành các phương tiện mang vũ khí. Nhưng tải trọng hữu ích của Orlan-10 chỉ có 5kg, thế nên có lẽ chúng không thực sự phù hợp với vai trò này.

Chúng tôi không có bất cứ thông tin tin cậy nào về việc đã có những mẫu UAV như thế được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang Nga ở Syria.

Bộ Quốc phòng Nga đưa ra kế hoạch phát triển các UAV hạng năng và hạng trung có trọng lượng cất cánh từ 1-2 tới 5 tấn từ năm 2011, nhưng chương trình này còn lâu mới đến đích. Nguyên mẫu của họ đã bắt đầu bay thử, nhưng không mang theo bất cứ vũ khí nào.

Ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng đang phát triển UAV 20 tấn, nhưng chương trình này có tiến bộ chậm hơn và thậm chí còn lâu mới đến được được giai đoạn bay thử nghiệm.

Có thể hy vọng rằng những kinh nghiệm với UAV trinh sát đã có được ở Syriasẽ giúp Nga chế tạo được các UAV tấn công tốt hơn, trước khí chúng được đưa vào sản xuất loạt. Những UAV này có thể tích hợp với các cơ sở hạ tầng sẵn có, cho phép Nga nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về công nghệ UAV so với các cường quốc hàng đầu thế giới về lĩnh vực này.

Như tất cả các quốc gia sử dụng UAV quân sự nào, chính phủ Nga cũng rất hài lòng khi phát hiện ra tổn thất của các UAV trên chiến trường ko quá lớn, không bị công chúng và nhất là báo giới soi mói.

Các lực lượng vũ trang Nga được cho là chỉ mất có dưới 10 chiếc UAV trong chiến dịch quân sự ở Syria, nhưng chúng cũng chưa bao giờ được Nga xác nhận chính thức. Bên cạnh đó, các UAV này dễ dàng được thay thế, chúng chỉ là 1 thành phần trong một tổ hợp máy bay không người lái lớn hơn, giúp phóng, điều khiển và thu nhận, phân tích thông tin tình báo.

Lộ tổn thất về UAV của Nga ở Syria

Chiếc UAV đầu tiên của Nga bị rơi ở Syria vào ngày 20/07, 2 tháng trước khi chính thức triển khai chiến dịch quân sự ở đây. Đó là 1 chiếc máy bay trinh sát không người lái chiến thuật hạng nhẹ Elerron-3SV của lục quân, có tầm hoạt động tới đa 15km. Nó bị bắn hạ ở vùng núi thuộc khu vực Latakia.

Không rõ là liệu chiếc UAV bị bắn rơi khi đang được vận hành bởi kíp điều khiển người Nga hay là đã được chuyển giap cho các lực lượng của chính phủ Syria. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có thông tin nào cho thấy các UAV đã được Nga chuyển giao cho quân chính phủ Syria và các đòng minh của họ.

Lộ tổn thất máy bay không người lái Nga ở Syria: Đã đến mức rụng như sung? - Ảnh 4.

Danh sách các UAV của Nga bị rơi ở Syria. Nguồn: Anton Lavrov

Cùng thời gian trên, Nga cũng mất 1 chiếc UAV khác ở Syria. Thông số kỹ thuật của nó không được tiết lộ, nhưng căn cứ vào tải trọng mang theo, dường như đây nó được sử dụng để vẽ bản đồ 3D trong khu vực nhằm chuẩn bị cho các cuộc tiến công đường không trong tương lai.

Một UAV khác tương tự của Nga đã bị máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ khi chúng được cho là xâm phạm vùng trời của nước này sau khi cất cánh từ tỉnh Latakia hôm 16/10/2015.

Ngoài ra, đôi lúc quân nổi dậy còn phát hiện có những chiếc UAV còn nguyên vẹn ở trên amwtj đất, có lẽ là chúng đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp vì lý do nào đó.

Hầu hết các UAV của Nga bị tổn thất ở Syria đều là loại trinh sát và đa phần đều không có dấu hiệu bị bắn hạ vì không thấy có vết đạn. Một số bị phá hủy do va đạp mạnh với mặt đất, trong khi số khác lại hoàn toàn không bị sao cả.

Điều này dẫn tới các ý kiến cho rằng các UAV bị tổn thất do những lỗi kỹ thuật. Hầu hết những chiếc Orlan-10 ở Syria đều có dấu hiệu được sửa chữa chắp vá ngay trên chiến trường, điều đó chỉ ra rằng cường độ và tấn suất hoạt động của chúng rất cao.

Lĩnh vực UAV vẫn còn rất mới và có nhiều công nghệ chưa được thử nghiệm đối với các lực lượng vũ trang Nga. Họ mới chỉ nhận được số lượng UAV lớn bắt đầu từ năm 2013-2014.

Chiến dịch quân sự Nga tiến hành ở Syria mới được hơn 18 tháng nhưng đã chứng minh UAV là công nghệ đặc biệt quan trọng. Bộ trưởng BQP Nga Shoigu đã mô tả UAV là "vũ khí không thể thiếu trong các cuộc chiến tranh hiện đại".

Các kinh nghiệm thu được ở Syria sẽ giúp việc phát triển các UAV trinh sát thế hệ 2 và sắp tới là cả UAV tấn công, từ loại nhẹ cho tới loại nặng 20 tấn của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại