Liệu thảm họa Chernobyl có xảy ra lần nữa? Đang có đến 10 lò phản ứng khiến giới khoa học thấy lo sợ

J.D |

Các lò phản ứng cùng loại với lò gây ra thảm họa Chernobyl vẫn đang hoạt động, dù đã được cải thiện về chất lượng và tính an toàn.

26/4/1986, một nhà máy điện nguyên tử tại Ukraine đã phát nổ, tạo ra một thảm họa nguyên tử nghiêm trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Vụ tai nạn được biết đến với cái tên "thảm họa Chernobyl", nay trở thành nguồn cảm hứng cho miniseries cùng tên đang cực kỳ ăn khách do HBO sản xuất.

Vụ tai nạn còn nhiều bí ẩn chưa được làm rõ. Nhưng vào ngày hôm ấy, lõi của một lò phản ứng gần thành phố Pripyat đã phát nổ, đẩy một cột nhiên liệu phóng xạ khổng lồ vào không khí.

Trong vòng 3 tháng, hơn 30 người đã chết vì nhiễm phóng xạ cấp tính. Ngày nay, các nhà khoa học ước tính có đến hàng chục, thậm chí cả trăm ngàn người vẫn đang chịu hậu quả lâu dài từ vụ thảm họa này.

Liệu thảm họa Chernobyl có xảy ra lần nữa? Đang có đến 10 lò phản ứng khiến giới khoa học thấy lo sợ - Ảnh 1.

Hiện trường nhà máy tại Chernobyl

Lò phản ứng gây ra vụ nổ là loại công suất cao RBMK, vốn đã được người Nga thay đổi thiết kế nhiều lần để giải quyết những lỗi gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều chi tiết nguyên bản của lò RBMK ngày trước nay đã bị lược bỏ để cắ giảm bớt chi phí.

Đại diện HBO cho biết, mục đích khi tái hiện lại chủ đề này là nhằm ngăn chặn những vụ tai nạn tương tự như thảm họa Chernobyl. Tuy nhiên theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, đó là câu chuyện nói thì dễ, bắt tay vào làm mới ra nhiều vấn đề.

Liệu thảm họa Chernobyl có xảy ra lần nữa? Đang có đến 10 lò phản ứng khiến giới khoa học thấy lo sợ - Ảnh 2.

Vẫn còn 10 lò phản ứng tương tự như Chernobyl đang hoạt động

Theo Hiệp hội, vẫn còn 10 lò phản ứng thuộc loại RBMK tại Nga, trong đó có 1 lò đã ngưng hoạt động tại Saint Petersburg vào năm 2018. 4 lò đang nằm tại thành phố Kursk ở Tây Nga. 3 lò khác ở Saint Petersburg - thành phố có 5 triệu dân, và 3 lò ở Smolensk (cách thủ đô Moscow 5h di chuyển).

Chỉ duy nhất một lò tại Smolensk vẫn còn giấy phép hoạt động cho đến năm 2050. Tất cả các lò còn lại, giấy phép sẽ hết hạn trong khoảng 2021 - 2031.

Như đã nêu, người Nga đã thay đổi thiết kế RBMK để giải quyết những lỗi nguy hiểm, như đổi chất liệu thanh điều khiển và chuyển nhiên liệu uranium sang loại có độ làm giàu thấp hơn. Tuy nhiên, lo ngại vẫn con đó.

Liệu thảm họa Chernobyl có xảy ra lần nữa? Đang có đến 10 lò phản ứng khiến giới khoa học thấy lo sợ - Ảnh 3.

"Có những điều cơ bản trong thiết kế không thể nào thay đổi được dù có nỗ lực cách nào," - trích lời Edwin Lyman, giám đốc dự án an toàn hạt nhân của UCS (Ủy ban các nhà Khoa học Quan tâm).

"Khó có thể nói rằng chúng ta có khả năng nâng được độ an toàn của lò RBMK đến trên mức tiêu chuẩn, nhất là khi so với các lò phản ứng nước nhẹ ngày nay."

Lò phản ứng nước nhẹ là một kiểu lò sử dụng nước làm chất làm lạnh và điều hòa nhiên liệu phóng xạ. Còn RBMK sử dụng các tấm than chì để làm chậm phản ứng của các neutron trong quá trình tạo ra điện. Nhưng việc dùng than chì đã gây ra cái gọi là "hệ sống độ rỗng dương", khiến lò phản ứng trở nên thiếu ổn định khi hoạt động ở mức năng lượng thấp.

Liệu thảm họa Chernobyl có xảy ra lần nữa? Đang có đến 10 lò phản ứng khiến giới khoa học thấy lo sợ - Ảnh 4.

Một lò phản ứng RBMK có khả năng hoạt động trong vòng 30 năm, nhưng có vẻ như các nhà chức trách đang tìm cách kéo dài thời hạn đó. Năm 2015, phân nửa số lò phản ứng này hoạt động trên giấy phép được gia hạn.

Tuy vậy, các nhà khoa học Nga phản bác rằng họ đã nâng cấp các nhà máy này sao cho đạt được tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Chúng hiện chịu trách nhiệm cho 19% sản lượng điện trên toàn quốc gia, và có khả năng lên tới 80% vào cuối thế kỷ này.

Tham khảo: Business Insider, Telegraph

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại