Liệu hệ điều hành Huawei xây dựng có sớm “chết yểu”?

Trung Mến |

Hệ điều hành riêng sẽ cần đến hệ sinh thái riêng và thu hút được nhiều ứng dụng đi kèm với nó. Đó cũng chính là lý do hệ điều hành của Microsoft, BlackBerry và nhiều công ty khác thất bại.

Huawei Technologies đang chuẩn bị công bố hệ điều hành riêng dành cho các thiết bị di động khi mà Huawei đang đối diện với khả năng mất quyền tiếp cận với hệ điều hành Android OS của Google và nhiều ứng dụng phổ biến khác.

Thế nhưng trong khi các chuyên gia ngành đồng thuận với nhau về việc hãng điện thoại Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng xây dựng được hệ điều hành, thế nhưng việc hệ điều hành đó có thể theo kịp các hệ điều hành khác trên thị trường hay không lại là chuyện khác.

Điện thoại Huawei bán bên ngoài Trung Quốc chạy trên hệ điều hành Android và việc có quyền tiếp cận với các bản cập nhật mới nhất cũng như hỗ trợ kỹ thuật từ Google cực kỳ quan trọng với công ty. Giờ đây, quyền tiếp cận với Android hiện đang bị tê liệt sau khi chính phủ Mỹ đưa ra động thái hạn chế xuất khẩu công nghệ cho Huawei.

Đối với Huawei, thách thức xây dựng hệ điều hành riêng, phần mềm lõi kiểm soát phần cứng và nhiều phần mềm khác, không chỉ đơn giản nằm ở vấn đề kỹ thuật. Hệ điều hành đó cần phải nhận được sự ủng hộ của người dùng và nhiều công ty sản xuất ứng dụng quốc tế trong bối cảnh ngày một nhiều lo lắng về vấn đề an ninh.

Giáo sư ngành khoa học máy tính và kỹ thuật điện tại đại học Stanford, ông Philip Levis, nói: “Việc xây dựng một hệ điều hành cần đến rất nhiều nỗ lực về kỹ thuật. Một trong những điểm khó khăn về điện thoại chính là việc chúng quá khác nhau.

Ví dụ, màn hình có cấu trúc vô cùng phức tạp và cần phải tương thích với camera hay một số linh kiện khác được lắp vào, điều này sẽ dễ hơn nếu nó chỉ để phục vụ cho điện thoại của Huawei”.

Việc xây dựng một hệ điều hành chỉ hoạt động với thiết bị của Huawei sẽ chẳng có ý nghĩa nhiều bởi để có thể thành công trong lĩnh vực này cần đến việc có nhiều bên yêu thích và sử dụng hệ điều hành đó.

Như vậy nó sẽ giúp tạo ra hệ sinh thái riêng và thu hút được nhiều ứng dụng đi kèm với nó. Đó cũng chính là lý do hệ điều hành của Microsoft, BlackBerry và nhiều công ty khác thất bại.

Cụ thể, Android đã được công bố đến giới đầu tư vào năm 2004 và được Google mua lại vào năm 2005. Hệ điều hành được công bố công khai trước công chúng vào năm 2007, lần đầu hệ điều hành được chạy trên thiết bị là vào năm 2008.

Xét đến việc Huawei đã không ngừng thực thi “kế hoạch B”, tức phát triển hệ điều hành riêng từ năm 2012, không ít người kỳ vọng vào năm nay công ty có thể công bố nó ra công chúng”.

Thế nhưng để nó có thể chạy được ở mức độ tương đương như Android, sẽ còn quá nhiều việc phải làm. Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại công ty nghiên cứu Counterpoint, ông Neil Shah, chỉ ra Huawei cần phải thuyết phục được các nhà sản xuất viết lại ứng dụng mà họ từng viết cho hệ điều hành iOS và sau đó đưa nhiều triệu ứng dụng lên kho ứng dụng.

Một lý do Microsoft đã từng phải từ bỏ nỗ lực phát triển hệ điều hành riêng vào năm 2017 bởi các nhà phát triển ứng dụng không hề ủng hộ nó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại