Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ)

CTV Mai Trang |

Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York, Mỹ nổi bật với hai tòa tháp đôi 110 tầng, trở thành tòa nhà cao nhất thế giới trước khi tòa tháp Sears ở Chicago hoàn tất. Trung tâm Thương mại Thế giới đã bị phá hủy trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 1.

Ý tưởng về Trung tâm Thương mại Thế giới lần đầu tiên ra đời tại Hội chợ Thế giới năm 1939 ở New York, Mỹ. Một dự án được trưng bày tại hội chợ đã trình bày ý tưởng về hòa bình thế giới thông qua thương mại, và một trong những nhà tổ chức của triển lãm, Winthrop W. Aldrich đã đề xuất một Trung tâm Thương mại Thế giới tại thành phố New York.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 2.

7 năm sau, ông Aldrich (trong ảnh) đứng đầu một dự án nhằm tạo ra một triển lãm thương mại ở New York, nhưng ý tưởng này đã bị bác bỏ khi một giải pháp thay thế khả thi hơn xuất hiện. Tuy nhiên, cháu trai của Aldrich, David Rockefeller, vẫn quyết tâm giữ ý tưởng của chú mình. Là thành viên của một trong những gia đình giàu có nhất ở New York, Rockefeller có khả năng biến ý tưởng về Trung tâm Thương mại Thế giới thành hiện thực.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 3.

Năm 1959, ông Rockefeller thành lập Hiệp hội Downtown-Lower Manhattan và đưa ra kế hoạch xây dựng trị giá 250 triệu USD. Hiệp hội đặt niềm tin rằng Trung tâm Thương mại Thế giới sẽ vượt qua Tòa nhà Empire State để trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Kiến trúc sư người Mỹ Minoru Yamasaki được thuê để thiết kế hai tòa nhà, mỗi tòa nhà 110 tầng.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 4.

Hầu hết các tòa nhà cao tầng ở New York được xây dựng bằng cách xếp chồng kính và thép, nhưng ông Yamasaki đã đề xuất một thiết kế gồm 2 ống rỗng được bao quanh các cột thép. Các giàn trên mỗi tầng kết nối các cột này với lõi trung tâm của tòa nhà.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 5.

Việc xây dựng tòa nhà bắt đầu vào năm 1967, sau sự phản đối và chỉ trích lớn từ các nhân vật quyền lực của New York. Họ cho rằng không thể xây dựng một tòa nhà như vậy một cách an toàn. Sự phản đối này đến từ sự cố một chiếc máy bay nhỏ đã đâm vào Tòa nhà Empire State vào năm 1945 do sương mù dày đặc. Nhiều người lo sợ rằng một sự cố tương tự sẽ xảy ra với tòa tháp đôi trong điều kiện thời tiết xấu. Trước rủi ro này, Trung tâm Thương mại Thế giới được xây dựng có thể chịu được va chạm với một chiếc máy bay Boeing 707, chiếc máy bay lớn nhất vào thời điểm đó.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 6.

Để xây dựng trên địa điểm đã chọn ở Manhattan, các kỹ sư phải đào móng sâu 21m. Sau đó, họ thả một lồng thép cao 7 tầng nặng khoảng 22 tấn vào lỗ và đổ bê tông để tạo móng cho tòa nhà. Vật liệu được sử dụng để xây dựng tòa nhà bao gồm 200.000 miếng thép, 4.828 km dây điện, 324.936 m3 bê tông, 40.000 cửa ra vào, 43.600 cửa sổ và 6 mẫu đá cẩm thạch.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 7.

Mỗi tòa tháp có 97 thang máy chở khách và mỗi thang máy có tải trọng lên tới 4.535kg.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 8.

Trung tâm Thương mại Thế giới chính thức khánh thành vào ngày 4/4/1973. "Giấc mơ của chúng ta thường ít khi trở thành hiện thực. Nhưng hôm nay giấc mơ của chúng ta đã thành hiện thực", Thống đốc New York Nelson Rockefeller, anh trai của David Rockefeller, nói trong lễ khánh thành.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 9.

Hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới cao 415m. Trong vòng chưa đầy 1 năm sau khi khánh thành, đây là tòa nhà cao nhất thế giới. Sau đó, tòa tháp Sears ở Chicago được hoàn thành cùng năm 1973, đánh bại kỷ lục của Trung tâm Thương mại Thế giới với độ cao 442m. Dù không phải là tòa nhà cao nhất thế giới trong thời gian dài, Trung tâm Thương mại Thế giới vẫn là một kỳ tích đáng kinh ngạc của con người. Quy mô đáng ngưỡng mộ của tòa nhà đã truyền cảm hứng cho các vận động viên nhào lộn và leo núi thực hiện các pha trình diễn mạo hiểm.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 10.

Thảm kịch lớn đầu tiên xảy ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới là vào năm 1993. Ngày 26/2/1993, một xe tải chở bom đỗ dưới bãi đậu xe của tòa nhà đã nổ tung. Vụ tấn công khiến 6 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Vụ nổ gây thiệt hại 600 triệu USD, nhưng tòa nhà vẫn duy trì được tính toàn vẹn về cấu trúc. Sau vụ tấn công 20 ngày, Trung tâm Thương mại Thế giới đã được mở lại với các biện pháp an ninh mới.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 11.

Vào ngày 11/9/2001, một thảm kịch nữa lại xảy ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới. Bốn máy bay thương mại bị những kẻ khủng bố khống chế đã đâm vào các mục tiêu, trong đó có tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới ở thành phố New York. Gần 3.000 người đã thiệt mạng sau vụ tấn công, 400 người trong số đó là cảnh sát và lính cứu hỏa.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 12.

Ngọn lửa bùng phát qua các tòa tháp đã làm hỏng cấu trúc lõi đến mức cả 2 tòa tháp đều sụp đổ khoảng một giờ sau khi bị máy bay đâm vào. Vụ tấn công đã phá hủy và đốt cháy hầu hết phần còn lại của khu phức hợp bên dưới của Trung tâm Thương mại Thế giới.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 13.

Ngoài thiệt hại về con người, hàng nghìn người sống và làm việc gần Trung tâm Thương mại Thế giới đã phải tiếp xúc với khói độc. Cho đến 2018, 10.000 người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư liên quan đến vụ tấn công ngày 11/9. Hàng tỷ USD đã được chi trả để hỗ trợ và bồi thường cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 14.

Khu tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố nhằm vào Trung tâm Thương mại Thế giới được khai trương vào năm 2011.

Lịch sử bi tráng của Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ) - Ảnh 15.

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới hoàn toàn bị phá hủy. Tòa tháp đôi sụp đổ, những công trình gần đó cũng trở thành đống đổ nát. 17 năm sau, khu vực này được xây dựng lại thành tòa Trung tâm Thương mại Thế giới Một./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại