20 năm vụ khủng bố 11/9: Hồ sơ mật sẽ được giải mã, sự thật nào khiến thế giới thất kinh?

Tuấn Anh |

Một tuần trước lễ kỷ niệm 20 năm loạt khủng bố tại Mỹ ngày 11/09/2001, tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh giải mật hồ sơ lưu trữ cuộc điều tra của cảnh sát liên bang.

Theo thông cáo của Nhà Trắng, sắc lệnh được tổng thống Mỹ ký ngày 3/9/2021 là một trong những lời hứa tranh cử của ông Joe Biden. Bộ Tư Pháp sẽ phải công bố các tài liệu được giải mật "trong vòng 6 tháng tới".

Khi vận động tranh cử tổng thống năm 2020, ông Joe Biden hứa sẽ bảo đảm sự minh bạch cho các gia đình nạn nhân. Nhiều gia đình đã tham gia trận chiến pháp lý chống Ả Rập Xê Út và nhiều nước khác mà họ nghi là đồng lõa trong các vụ tấn công. Họ cho rằng những tài liệu đó có thể giúp chứng minh được nghi ngờ trên trước pháp luật.

20 năm vụ khủng bố 11/9: Hồ sơ mật sẽ được giải mã, sự thật nào khiến thế giới thất kinh? - Ảnh 1.

Khói bốc lên và những mảnh vỡ văng tung tóe từ tháp nam của Trung tâm Thương mại thế giới khi tòa nhà đổ sập. Ảnh: AP

Nhưng nhiều đời chính phủ Mỹ luôn viện cớ bí mật Nhà nước để không phải công bố những tài liệu này. Vì thế ông Joe Biden là tổng thống đầu tiên muốn phá vỡ im lặng. Ông ra lệnh cho bộ Tư Pháp và các cơ quan liên quan giám sát việc xem xét các tài liệu điều tra của Cục Điều tra Liên bang (FBI).

Quá trình này sẽ kéo dài đến 6 tháng nhưng sẽ không tự động giải mật hết tài liệu. Những thông tin được cho là sống còn đối với an ninh quốc gia vẫn sẽ được giữ bí mật.

Trong khi đó, CNN dẫn nguồn tài liệu cho hay, các cơ quan tình báo và chống khủng bố trong nước của Mỹ lo ngại việc các tổ chức khủng bố đang đẩy mạnh tuyển mộ những kẻ cấp tiến trước lễ kỷ niệm 20 năm ngày xảy ra vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở New York.

Tài liệu cho biết trong các ấn phẩm gần đây của Al-Qaeda và IS trên các phương tiện truyền thông, cả hai nhóm đều nhắc tới vụ tấn công 11/9 và việc quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan gần đây. FBI, Bộ An ninh Nội địa và Trung tâm chống khủng bố quốc gia Mỹ bày tỏ lo ngại rằng trong bối cảnh này, những kẻ khủng bố có thể bắt đầu tuyển mộ các thành viên mới trong số những kẻ cực đoan địa phương.

Tài liệu chỉ rõ rằng hiện tại các cơ quan ban ngành vẫn chưa có thông tin về các mối đe dọa cụ thể liên quan đến kỷ niệm vụ tấn công khủng bố, nhưng họ không loại trừ rằng các cuộc tụ tập đông người có thể thu hút sự chú ý của những kẻ cấp tiến và trở thành đối tượng của một cuộc tấn công có thể xảy ra.

20 năm vụ khủng bố 11/9: Hồ sơ mật sẽ được giải mã, sự thật nào khiến thế giới thất kinh? - Ảnh 3.

Chuyến bay 175 United Airlines lao thẳng vào tòa tháp thứ 2 của Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: AP

Các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào Lầu Năm Góc và hai tòa nhà của Trung tâm Thương mại Thế giới là chưa từng có, choáng ngợp và là một bất ngờ tuyệt đối. Ở Manhattan, một người có thể ngửi thấy mùi khói ở xa như Midtown. Đó là lần gần nhất mà cư dân của New York và Washington từng phải trải qua khủng hoảng như vậy.

Việc so sánh rất khó, nhưng trận Trân Châu Cảng không phải là một ví dụ so sánh không thể, đó là một cuộc tấn công bất ngờ với quy mô lớn của kẻ thù.

Nhiều năm sau vụ khủng bố 11/9/2001, rất nhiều người Mỹ vẫn không hiểu điều gì đã xảy ra? Phong trào đòi sự thật về vụ 11 tháng 9 là tên gọi chung của các tổ chức và cá nhân không tin hoặc nghi ngờ vào cách giải thích chính thức của chính phủ Mỹ về Sự kiện 11 tháng 9.

Những người ủng hộ và thảo luận các giả thuyết khác nhau về cách thức các cuộc tấn công xảy ra và kêu gọi một cuộc điều tra mới đối với những vụ tấn công. Tuy nhiên cũng có nhiều chỉ trích cho rằng phong trào này đã loại bỏ các bằng chứng thực tế cho thấy chính al-Qaeda đã nhúng tay vào các vụ tấn công ngày 11 tháng 9, thí dụ như các cuộc gọi điện thoại của các nạn nhân từ các chuyến bay bị không tặc và các cuộc thú nhận từ các lãnh đạo của al-Qaeda bị bắt và không bị bắt.

Tuy nhiên, một số phân tích cho thấy các cuộc gọi điện thoại này có khả năng đã bị giả mạo dùng kỹ thuật voice morphing, dù kỹ thuật này không thể che giấu được việc các máy bay tử nạn ở ngoài vòng phủ sóng của các trạm gsm trên mặt đất, và các thú nhận từ lãnh đạo của al-Qaeda có thể được tạo dựng và lấy được nhờ tra tấn.

Một số ý kiến khác cho rằng các cuộc gọi điện thoại từ các máy bay bị cướp có thể thực hiện được nhờ các máy bay này đã được trang bị các hệ thống vô tuyến điện chưa phổ biến vào năm 2001 cho phép tiếp vận sóng điện từ từ các điện thoại của hành khách chuyển tới các trạm điện thoại dưới mặt đất, và điều này chứng tỏ việc cướp máy bay đã được thực hiện trong sự chuẩn bị của một số thành viên có quyền lực trong bộ máy chính quyền Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại