"Lên võ đài" Ukraine, xe tăng Challenger mới thấy sự thật phũ phàng

Quang Hưng |

Challenger 3 đang phải chuẩn bị cho một cuộc chiến mà chỉ có kẻ mạnh nhất mới có thể tồn tại.

Trong ba năm tới, Vương quốc Anh sẽ nâng cấp toàn bộ những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 và đặt tên gọi cho phiên bản cải tiến là Challenger 3. Phiên bản nâng cấp sẽ có nhiều khác biệt so với với Challlenger 2, như thân xe được sửa đổi, xe được thay thế tháp pháo mới và sử dụng pháo chính do Đức thiết kế.

Song song với quá trình hoàn thiện thiết kế cho phiên bản Challenger 3, Quân đội Anh đã gửi 14 chiếc Challenger 2 tới Ukraine tham chiến. Tuy nhiên màn thể hiện của Challenger 2 tại Ukraine đã không được như mong đợi và những bài học xương máu rút ra trực tiếp từ chiến trường Ukraine sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thiết kế của phiên bản Challenger trong tương lai.

"Lên võ đài" Ukraine, xe tăng Challenger mới thấy sự thật phũ phàng- Ảnh 1.

Challenger 3 cải thiện như thế nào so với Challenger 2?

Vương quốc Anh đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử chiến tranh bọc thép, là quốc gia tiên phong về xe tăng trong Thế chiến thứ nhất, trang bị tới hàng nghìn xe tăng trong Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Lạnh. Trong chiến tranh Iraq năm 1991 và 2003, Anh cũng đã triển khai xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger tham chiến và để lại thành tích ấn tượng khi không để mất chiếc nào trước hỏa lực của đối phương.

Nhưng đến những năm 2020, số lượng xe tăng Challenger 2 của Anh đã bị thu hẹp về quy mô và không được hiện đại hóa do các biện pháp thắt lưng buộc bụng, cùng với tâm lý rằng quốc đảo này chỉ nên tập trung vào sức mạnh trên không và trên biển. Nhiều chuyên gia lập luận rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng không còn nhiều vai trò trên chiến trường hiện đại, bởi sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí dẫn đường và máy bay không người lái.

Chính phủ Anh đã quyết định giảm quy mô từ 227 xuống chỉ còn 148 xe tăng Challenger vào năm 2021, được tổ chức thành hai trung đoàn (cỡ tiểu đoàn) cộng với một đơn vị huấn luyện. Những chiếc xe tăng này sẽ được nâng cấp lên phiên bản Challenger 3, nặng gần 74 tấn với tổng chi phí khoảng 800 triệu bảng Anh (tương đương khoảng 1 tỷ USD, hay 6,7 triệu USD cho mỗi chiếc xe tăng được tân trang lại).

Challenger 3 sẽ được trang bị tháp pháo mới do Đức sản xuất, với pháo chính là pháo nòng trơn Rheinmetall L55A1 cỡ nòng 120 mm, với cỡ nòng này, xe tăng Challenger 3 có thể dùng chung cỡ đạn với các loại xe tăng khác của các đồng minh NATO. Đây là một ưu điểm vượt trội so với phiên bản Challenger 2.

Tháp pháo của Challenger 3 sẽ được kết hợp hệ thống bảo vệ chủ động Trophy-MV nặng nửa tấn (trước đây là Trophy Light). Hệ thống này sử dụng radar để phát hiện tên lửa chống tăng, tên lửa và máy bay không người lái đang lao tới, sau đó tiêu diệt chúng bằng cách sử dụng đạn đánh chặn. Trophy cũng có thể xác định chính xác điểm xuất phát hỏa lực của kẻ thù, để có thể thực hiện các cuộc tấn công trả đũa nhanh chóng.

Hệ thống bảo vệ chủ động đã được chứng minh trong chiến đấu (do công ty Rafael của Israel sản xuất), đã được thử nghiệm thành công trên một nguyên mẫu Challenger 3 vào mùa thu năm 2023 và đạt tỷ lệ đánh chặn 90%. Nhưng cho đến nay, chỉ có 60 chiếc Trophy-MV được đặt hàng cho 148 chiếc Challenger 3 theo kế hoạch.

Tháp pháo của Challenger 3 cũng có các điểm ngắm mới, bao gồm một thiết bị quan sát nhiệt độc lập dành cho người chỉ huy xe tăng. Xe cũng sẽ được trang bị hệ thống cảm biến hình ảnh hồng ngoại thế hệ thứ ba, có khả năng phân giải cao và phạm vi quan sát lớn hơn.

"Lên võ đài" Ukraine, xe tăng Challenger mới thấy sự thật phũ phàng- Ảnh 2.

Hệ thống điều khiển hỏa lực mới của Challenger 3 có khả năng tự động tìm kiếm, phân loại các mục tiêu và theo dõi chúng bằng súng. Việc số hóa các hệ thống trên xe tăng sẽ giúp Challenger 3 kết nối dễ dàng với các loại xe tăng khác trong NATO, đồng thời dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp các thiết bị hiện đại hơn trong tương lai trên mẫu xe tăng này.

Mặc dù thân xe của Challenger 2 vẫn được giữ lại nhưng kết cấu bên trong sẽ thay đổi, bao gồm hệ thống treo khí hydro Horstman thế hệ mới giúp cải thiện độ ổn định cho xe tăng khai hỏa khi đang di chuyển. Ngoài ra còn có một bộ làm mát động cơ mới để tránh quá nhiệt.

Challenger 2 cũng gặp phải vấn đề về khả năng di chuyển do có động cơ yếu hơn so với xe tăng Abrams và Leopard tương đương, mặc dù nặng hơn. Một số chuyên gia quân sự dự đoán Challenger 3 rất có thể sẽ được trang bị hộp số TN54E và động cơ diesel Perkins CV12-8A/9A V12 với công suất cao hơn.

Cả tháp pháo và thân xe cũng sẽ được tăng cường khả năng bảo vệ bằng cách thay thế các tấm giáp Chobham bên trong và các tấm giáp Dorchester bên ngoài bằng các gói áo giáp mới lần lượt có tên là Farnham và EPSOM.

Những chiếc Challenger 3 nâng cấp dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian từ 2027-2030 và phục vụ ít nhất đến năm 2040.

"Kẻ thách thức" 2 ở Ukraine

Ngay trước khi thiết kế của Challenger 3 được hoàn thiện, vào tháng 12/2022, Vương quốc Anh tuyên bố sẽ chuyển 14 chiếc Challenger 2 cho Ukraine. Các học viên Ukraine đã bay tới Vương quốc Anh và được huấn luyện cách vận hành xe tăng trong hơn 3 tháng sau đó.

Những chiếc Challenger 2 đầu tiên đã đến Ukraine vào tháng 3/2024, với gói vũ khí đi kèm gồm lựu đạn khói phốt pho trắng, đạn động năng HESH và đạn uranium nghèo. Số xe tăng này được tập hợp thành một đại đội xe tăng thuộc Lữ đoàn tấn công đường không số 82 mới thành lập của Ukraine, đơn vị này cũng vận hành xe bọc thép chở quân 8 bánh Stryker do Mỹ viện trợ và xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức.

Vương quốc Anh cũng cung cấp thêm hai xe sửa chữa và phục hồi bọc thép Challenger (CRARRV) nặng 67,5 tấn có bánh xích, để giúp kéo những chiếc Challenger 2 gặp sự cố hoặc hư hỏng trong chiến đấu. Challenger (CRARRV) được chế tạo từ khung thân của một chiếc xe tăng Challenger 1 đã bị loại biên, nó được thiết kế thêm một tời có khả năng kéo tới 108 tấn, một cần cẩu 7 tấn để tháo động cơ của xe tăng, một lưỡi máy ủi, các máy hàn và dụng cụ cắt chuyên dụng.

"Lên võ đài" Ukraine, xe tăng Challenger mới thấy sự thật phũ phàng- Ảnh 3.

Vào tháng 9/2023, trong trận chiến Robotyne, một chiếc Challengers 2 đã bị pháo binh Nga bắn trúng và nằm bất động, sau đó máy bay không người lái Lancet đã phá hủy hoàn toàn chiếc xe tăng này. Cho đến nay, đây vẫn là chiếc Challenger 2 duy nhất được xác nhận bị hỏa lực của đối phương tiêu diệt.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn nhiều chiếc Challenger 2 khác đã mất khả năng hoạt động do hỏng hóc và khó tìm kiếm các bộ phận thay thế. Bánh xe và miếng đệm cao su của Challenger 2 đều dễ bị mòn, hệ thống nhắm mục tiêu trong tháp pháo cũng thường xuyên gặp sự cố. Do đó, sau một năm hoạt động, chỉ một nửa trong số 14 chiếc ban đầu có thể hoạt động.

Vì sao 'miệng lúc nào cũng kêu đắt' nhưng ai cũng sẵn sàng bỏ ra hơn 20 triệu để mua điện thoại?Vì sao "miệng lúc nào cũng kêu đắt" nhưng ai cũng sẵn sàng bỏ ra hơn 20 triệu để mua điện thoại?

Khác với suy nghĩ cho rằng số đông sẽ chọn mua điện thoại giá rẻ, một cuộc thăm dò cho thấy phần lớn đều sẵn sàng chi hơn 20 triệu đồng trở lên để mua smartphone cao cấp.

Một bất lợi khác là pháo chính L30 của Challenger 2 có tuổi thọ nòng ngắn, chỉ 500 phát, thay vì 1.500 đến 3.000 phát như pháo nòng trơn của xe tăng Leopard.

Các kíp lái Ukraine cũng thường xuyên phàn nàn về việc thiếu đạn chống bộ binh cho xe tăng, do sự thiếu hụt đạn HESH hoặc loại đận này không hiệu quả bằng đạn phân mảnh nổ cao (HE-FRAG) truyền thống.

Tuy nhiên, lớp giáp cứng cáp của Challenger 2 và độ chính xác của pháo L30 đã nhận được đánh giá tích cực từ các binh sĩ Ukraine. Họ cho biết, pháo L30 có thể tấn công từ khoảng cách hơn 4km và hiệu quả hơn pháo 2A46 125 mm trên các xe tăng của Liên Xô/Nga. Khả năng ổn định của pháo chính L30 cũng nhận được nhiều lời khen ngợi vì cho phép bắn chính xác ngay cả khi xe đang di chuyển.

Tuy nhiên các kíp lái xe tăng của Ukraine cũng lưu ý rằng, trọng lượng nặng của Challenger 2, cộng với công suất động cơ không đủ, đã khiến chiếc xe tăng này thường xuyên bị sa lầy trên chiến trường.

Điều đáng chú ý là những chiếc Challenger 2 của Ukraine không được cung cấp lớp giáp bổ sung tương tự như những chiếc Challenger 2 từng được Anh triển khai ở Iraq, nhằm chống lại lựu đạn phóng bằng tên lửa, tuy nhiên trọng lượng xe lại tăng lên tới 81 tấn. Thay vào đó, những chiếc Challenger 2 của Ukraine được lắp thêm những bộ giáp lồng để chống UAV.

"Lên võ đài" Ukraine, xe tăng Challenger mới thấy sự thật phũ phàng- Ảnh 5.

Challenger 3 có khắc phục được những khuyết điểm của Challenger 2?

Nhìn chung, từ thực tế trên chiến trường Ukraine có thể thấy rõ những điểm mạnh và điểm yếu của xe tăng Challenger 2. Pháo chính L30 đặc biệt hiệu quả khi bắn tầm xa và lớp giáp của xe được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, trọng lượng quá lớn và công suất động cơ không đủ đã trở thành một trở ngại khi di chuyển trên địa hình thường xuyên lầy lội của Ukraine. Đồng thời, tính độc đáo của đạn pháo chính và việc thiếu phụ tùng thay thế đã cản trở khả năng sẵn sàng chiến đấu của Challenger trên chiến trường.

Challenger 3 sẽ được trang bị pháo chính Rh-120 L55A1 do Đức sản xuất, thay đổi này có thể sẽ giảm bớt những lo ngại về hậu cần liên quan đến đạn dược. So với pháo L30, L55A1 sẽ mang lại hiệu quả chống tăng tốt hơn ở tầm trung khi được trang bị đạn động năng APFSDS hiện đại, nhưng điều này cũng sẽ làm giảm độ chính xác đối với những phát bắn tầm xa.

Vì sao mẫu điện thoại kinh điển Nokia N-Gage 'biến mất' mãi mãi?Vì sao mẫu điện thoại kinh điển Nokia N-Gage "biến mất" mãi mãi?

Trước đây, các nhà sản xuất thi nhau ra mắt những mẫu điện thoại có ngoại hình độc đáo. Nhưng ngày nay, không hiểu vì sao điện thoại chẳng đặc biệt như trước mà mẫu nào cũng giống nhau.

Hệ thống bảo vệ chủ động Trophy-MV của Challenger 3 có thể thích ứng để đối phó với máy bay không người lái cảm tử FPV, nhưng nó lại không đủ tầm với để chống lại những loại UAV thả lựu đạn từ phía trên. Nhìn chung, khả năng bảo vệ của Trophy trước tên lửa chống tăng, rocket và UAV là khá hiệu quả.

Có lẽ vấn đề rắc rối nhất với Challenger 2 là tính cơ động, trong khi đó, trọng lượng cơ bản của Challenger 3 (chưa tính đến áo giáp bổ sung) cũng đã vượt quá Challenger 2 vài tấn và không rõ liệu động cơ mới của Challenger 3 có thực sự được nâng cấp hay không. Nếu không, các vấn đề về di chuyển và sa lầy vẫn không thể khắc phục.

Cuối cùng, các nhà phân tích đã cảnh báo rằng những chiếc Challenger của Ukraine rất thiếu phụ tùng để thay thế. Chiến trường Ukraine đã cho thấy rằng, ngay cả những loại xe tăng hiện đại nhất của phương Tây cũng có thể bị tiêu hao đáng kể trong một trận chiến cường độ cao, đặc biệt là từ máy bay không người lái, mìn, pháo binh và tên lửa.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại