Nỗi buồn của hai cụ già
Dưới ánh hoàng hôn, ông Hứa và vợ là bà Lưu ngồi trước bếp lò, trầm ngâm. Bất giác, ông Hứa cất tiếng nói:
"Bà nó à, bà nói xem tại sao gần đây chỉ có con dâu đến thăm chúng ta. Con trai cho dù bận thế nào đi nữa cũng không thể bận đến mức không có lấy một chút thời gian chứ, đến thăm chúng ta một lần cũng không tốn bao nhiêu thời gian của nó."
Nghe chồng nói, bà Hứa rơm rớm nước mắt. Bà đưa tay quệt nước mắt nói: "Có lẽ con nó bận thật, không có thời gian. Con dâu cũng mấy tháng rồi chưa đến rồi, mai tôi lên thành phố một chuyến xem sao, tiện đem cho chúng nó con gà trống to nhất của nhà mình."
Ông Hứa gật đầu, để lộ ra dáng vẻ buồn bã, nói: "Bà xem chúng ta tuổi cũng đã cao rồi, lần này bà lên thành phố, nếu con trai con dâu ở nhà, bà hỏi chúng nó xem đến bao giờ mới cho chúng ta bế cháu."
Bà Lưu đáp lời chồng: "Cái này mà ông còn phải dặn tôi sao?"
Ông cười đầy vẻ khách khí: "Vậy mai bà nhớ đem điện thoại đi, xuống tàu thì gọi điện cho con bảo nó ra đón."
Ảnh minh họa.
Sáng sớm ngày hôm sau, bà Lưu tay xách gà trống, lưng đeo một ít đặc sản ở quê bắt tàu lên thành phố.
Nhưng khi bà xuống tàu, gọi điện thoại cho con, không ngờ cậu con trai nói rằng gần đây nhà anh ta rất bận, không có thời gian chăm sóc bà và bảo bà không nên ghé qua nhà anh ta mà bắt tàu quay trở về nhà.
Nghe những lời con nói, bà Lưu không kìm nén được cảm xúc liền bật khóc. Bà chỉ muốn gặp mặt con mà con nỡ tránh mặt mình, không muốn gặp.
Thôi bỏ qua đi, nhưng khi bà gọi lại cho con lần nữa bảo anh ta ra lấy đồ về, không ngờ con trai buông câu: Mấy thứ đồ đó đáng bao nhiêu tiền, chẳng phải đồ hiếm có khó tìm gì.
Trong ấn tượng của bà, từ nhỏ con trai đã vô cùng hiếu thuận, thậm chí sau khi kết hôn xong cũng vẫn như trước, tại sao gần đây, nó lại trở thành người như vậy?
Bà Lưu càng nghĩ càng đau lòng. Bà tìm một góc vắng người ngồi khóc một hồi, cuối cùng quyết định tự đem đồ đến nhà con trai.
Nhưng vừa đến nơi, bà lại khựng lại, suy nghĩ: Cứ cho là con trai bà thay đổi đến thế nào, nó cũng không thể tránh mặt bà được.
Hơn nữa, con dâu vẫn thường xuyên về quê thăm vợ chồng bà, nếu con trai thật sự thay đổi, trở nên không hiếu thuận với bố mẹ, nó sẽ không cho vợ nó về thăm bố mẹ chồng.
Bà Lưu càng nghĩ càng khó hiểu. Bà quyết định thay đổi ý định ban đầu, không mang thẳng đồ lên nhà con mà đứng đợi ở dưới nhà, không đi.
Bà muốn tận mắt thấy con trai và con dâu rốt cuộc có việc gì giấu vợ chồng bà.
Nỗi khổ tâm của người con trai hiếu thuận
Thời gian nhích từng giây chậm chạp, đúng lúc bà bị ánh nắng mặt trời làm cho mệt đến mức mắt trĩu xuống, buồn ngủ, con trai và con dâu cuối cùng cũng xuống nhà.
Con trai bà nhìn gầy đi nhiều quá, sắc mặt nhợt nhạt chắc có chút sinh khí, đi cũng phải cần đến vợ dìu.
Bà Lưu hoảng hốt, trong đầu dồn dập câu hỏi: Con trai làm sao vậy, lẽ nào nó bị bệnh nặng. Đúng lúc bà đang hoang mang không biết làm sao thì nghe thấy tiếng con dâu: "Ông xã, mẹ gọi điện đến, anh nói những lời đó sợ mẹ đau lòng lắm, cũng không biết giờ mẹ đã về đến nhà chưa."
Con trai bà mắt đỏ hoe, trả lời vợ: "Bà xã, em cũng biết bệnh của anh phải sống qua hai tháng tới mới biết phẫu thuật có hiệu quả hay không. Anh nói như vậy trong lòng cũng buồn lắm nhưng biết làm sao bây giờ.
Vì thương cha mẹ nên người con trai đã quyết định giấu bệnh của mình, thậm chí phải dùng cả những lời nói vô tình để song thân không nghi ngờ. Tranh minh họa.
Nếu anh không nói như vậy, mẹ sẽ đến nhà mình thì sao. Nếu anh không vượt qua được hai tháng tới thì coi như thôi, còn nếu sống được, đợi bình phục anh sẽ về xin lỗi bố mẹ."
Con dâu ôm chặt con trai, nước mắt lã chã: "Ông xã, anh nhất định phải kiên cường, có em ở cạnh anh, anh sẽ vượt qua hai tháng này, sẽ bình phục hoàn toàn thôi."
Nghe con trai và con dâu nói chuyện, đứng ở một góc rẽ cách đó không xa, bà Lưu khóc tưởng như đứt từng khúc ruột. Nhưng bà không dám để con dâu và con trai biết, bởi vì bà không muốn tạo thêm áp lực tâm lý cho con trai.
Bà quay lại nhà ga, bắt tàu về nhà, chỉ nói với chồng rằng con dâu và con trai không có nhà, bà đi một vòng rồi bắt tàu về trong đêm.