Lên chùa xin bùa bình an cần lưu ý 4 điều kiêng kị để có 1 năm may mắn chiêu tài hút lộc

Hồng Ánh |

Lúc đi lễ, bạn đã bao giờ tình cờ thấy có người cầm vật gì đó miệng lẩm bẩm nam mô a di đà phật đi xung quanh lư hương chính trước cửa đền chùa chưa?

Từ nhỏ chúng ta đã hiểu đạo lý làm người cần bỏ ác, hành thiện nhưng con người luôn cần một vật nhìn thấy được, chạm vào được liên quan đến thần linh để cảm thấy yên tâm.

Thế nên rất nhiều người lên chùa xin một lá bùa bình an treo ở nhà hay trên xe hơi. Thậm chí ra nước ngoài, họ cũng tiện tay mua một cái bùa hộ thân. Chẳng hạn như đến Nhật Bản du lịch, du khách thường mua bùa may mắn Omamori làm quà lưu niệm.

Như thế không chỉ nhập gia tùy tục mà còn thuận đạo có thể mang theo ánh sáng của thần linh Nhật Bản để xua đuổi tà ma.

Bùa bình an ở đền chùa được chia thành 2 loại: "bùa in" và "bùa thần linh hạ bút".

"Bùa in" là bùa đóng dấu của đền chùa, là loại bùa mọi người thường thấy. Điểm khác nhau lớn nhất giữa "bùa in" và "bùa thần linh hạ bút" ở chỗ, "bùa in" phần lớn chưa được niệm chú, dân chúng xin được bùa này thì sẽ cầm đến lư hương đi 3 vòng thuận chiều kim đồng hồ cầu xin thần linh ban ơn.

Nói đến đây, có lẽ bạn chợt hiểu ra có lúc đi lễ mình từng tình cờ thấy không ít người cầm vật gì đó miệng lẩm bẩm na mô a di đà phật đi xung quanh lư hương trước cửa đền chùa.

Các bước cầu bùa bình an của người Trung Quốc

1. Vào đền chùa nên tôn trọng nguyên tắc: Vào bên phải, ra bên trái và hiểu rõ thứ tự thần linh. Nếu vào đền chùa không có dán tờ hướng dẫn trình tự tham bái, bạn có thể hỏi ông Từ hoặc người chấp tác ở đó.

2. Sau khi lễ bái các vị thần, bạn có thể đi xin bùa bình an.

3. Chắp hai tay hướng về phía các vị thần nói rõ họ tên, nơi ở và điều cầu xin, rồi thành tâm cầu xin thần linh phù hộ. Cuối cùng là cầm bùa bình an đi 3 vòng quanh lư hương chính trước cửa đền chùa theo chiều kim đồng hồ, miệng niệm na mô a di đà phật. Như vậy là nghi thức cầu bùa bình an đã hoàn thành.

Lên chùa xin bùa bình an cần lưu ý 4 điều kiêng kị để có 1 năm may mắn chiêu tài hút lộc - Ảnh 1.

Những điều cấm kỵ khi dùng bùa bình an

1. Bùa bình an của các đền chùa đều có kỳ hạn. Bạn nên hỏi rõ trước, đợi khi đến hạn thì mang lá bùa đến nơi đó cầu lại, đi vòng qua lư hương lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể xin bùa mới.

2. Bùa bình an "đã quá hạn" bắt buộc phải đem đến đền chùa đó đốt hóa chứ không được vứt bừa bãi. Nếu không tiện quay lại nơi đó thì có thể chọn một ngôi đền chùa lớn, nhớ bẩm báo rõ với thần linh ở đó rồi mới đốt hóa bùa.

3. Bùa bình an tượng trưng cho thần linh nên không được cho mượn sử dụng, không làm hỏng, không để gần thứ ô uế, không được sạch sẽ, không được bước qua hay ngồi lên, phải giữ luôn sạch sẽ. Nếu phạm phải điều cấm kỵ thì phải quay lại đền chùa đưa bùa qua lửa hoặc thay bùa mới.

4. Bùa bình an phải đem về đền chùa đi vòng quanh lư hương chính theo định kỳ.

Thực ra bài viết này nói nhiều mấy thì mọi người vẫn hiểu một đạo lý. Đó chính là: Thần Phật trên trời luôn nhìn thấu nhân gian, hiểu rõ vạn sự vạn vật. Mua nhiều bùa bình an đến mấy cũng không bằng mang theo ý thiện, chính đạo trong lòng đi khắp thế gian. Thần Phật có thể phù hộ cho những người làm trái Phật pháp, có lòng tà ác, chuyên làm việc xấu sao?

Lên chùa xin bùa bình an cần lưu ý 4 điều kiêng kị để có 1 năm may mắn chiêu tài hút lộc - Ảnh 2.

Huống hồ, cho dù vạn vật có linh khí thì cũng không thể dựa vào quan niệm nhờ Thần Phật phù hộ mà cho rằng cầm loại bùa bình an nào đó là có thể bảo đảm cả đời không phải lo âu, luôn an toàn tuyệt đối.

Thế nên khi bạn thấy có người chạy đôn chạy đáo khắp nơi để cầu bùa bình an linh nghiệm thì đừng quên nhắc nhở họ đạo lý làm người căn bản này: Đừng cho rằng điều thiện nhỏ mà không làm, đừng cho rằng điều ác nhỏ mà làm, như vậy mới không gặp phải xui xẻo.

Theo Secret China

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại