Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TPHCM
Cùng giờ, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng được tổ chức trọng thể tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM).
Người dân TPHCM để tang trắng theo dõi lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nước mắt tiếc thương của người dân TPHCM đưa tiễn Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Cùng giờ, tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, lễ truy điệu được tổ chức tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà.
Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, lễ truy điệu được tổ chức tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà. Các thành phần tham dự lễ truy điệu gồm người nhà, gia đình, bạn học của Tổng Bí thư, các ban Đảng, lực lượng vũ trang, đoàn thể của huyện Đông Anh, xã Đông Hội, thôn Lại Đà và đông đảo người dân.
13h00, bắt đầu Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại quê nhà.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội.
Lễ di quan linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
13h33. Lực lượng bê ảnh, huân chương, cuốn cờ vào vị trí. Di ảnh, huân chương, cờ và linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được lực lượng làm nhiệm vụ di chuyển ra ngoài sân Nhà tang lễ.
Đi trước linh cữu là Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi sau linh cữu.
Đại diện gia đình, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi vòng quanh linh cữu, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
13h21, Lễ truy điệu kết thúc, đại diện gia đình, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi vòng quanh linh cữu, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt đầu một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Điếu văn.
Xuyên suốt trong tư tưởng của Tổng Bí thư là Nhân dân
Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, với nhãn quan chính trị sâu sắc, nhạy bén, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã nâng tầm tư duy chiến lược, tạo bước phát triển mới cho nền quốc phòng, an ninh và đối ngoại Việt Nam. Đó là tư tưởng về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; luôn chú trọng xây dựng thế trận lòng dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng tinh, gọn, mạnh, thật sự trong sạch, vững mạnh; Quân đội, Công an đoàn kết gắn bó như “hai cánh của một con chim”, như “thanh kiếm và lá chắn”, chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Phát huy vai trò tiên phong của nền ngoại giao toàn diện, hình thành và lãnh đạo thực hiện hiệu quả nghệ thuật ngoại giao thời đại mới mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” trên cơ sở cốt cách con người Việt Nam “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “hòa hiếu”, “lấy chí nhân thay cường bạo”. Dưới sự dẫn dắt của Đồng chí, Việt Nam trở thành đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm trên trường quốc tế; không ngừng hội nhập sâu rộng, toàn diện vào nền chính trị quốc tế, nền kinh tế thế giới và nền văn minh nhân loại.
Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và không ngừng củng cố đại đoàn kết thống nhất, trước hết là đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong sáng. Đồng chí luôn quyết tâm hoạch định và tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách hợp lòng dân; kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”, “Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”. Nhà cộng sản chân chính, chí tình, chí nghĩa luôn tâm niệm và yêu cầu toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị “phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”, “liên hệ chặt chẽ với Nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng”.
Tổng Bí thư phụng sự tổ quốc với tâm niệm “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”
Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ: Với tầm nhìn chiến lược về tình hình quốc tế trong thế giới đương đại, với những nỗ lực không ngừng góp phần duy trì, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, đồng chí Nguyễn Phú Trọng mở ra chương mới trong quan hệ giữa nước ta với đối tác quốc tế, thúc đẩy tình hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia, tăng cường sự đóng góp của Việt Nam bằng nhiều cam kết, hành động thiết thực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa đất nước ta tiến lên mạnh mẽ.
Mãnh liệt truyền cảm hứng, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bằng trí tuệ, tinh thần nhân văn, nhân ái cao cả, bằng ý chí, quyết tâm mạnh mẽ, bằng nhân cách và danh dự người chiến sĩ cộng sản hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tâm niệm “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, Nhà lãnh đạo kiên trung Nguyễn Phú Trọng không ngừng xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước ta, dân tộc ta thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu làm rõ về bản chất của Đảng, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam. Từ đó, Đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng. Đây là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” vô cùng gian nan vất vả làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, khẳng định vai trò tiên phong, bản lĩnh, trí tuệ, để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh”.
Tổng Bí thư mất đi là tổn thất to lớn
Trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc lời điếu tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của Đảng ta, Dân tộc ta, Nhân dân ta. Đất nước ta mất đi nhà lãnh đạo tài năng; phong trào cộng sản, tiến bộ thế giới mất đi nhà lý luận sắc bén; bạn bè quốc tế mất đi người bạn chân thành, người đồng chí thân thiết; gia đình, dòng tộc, quê hương Đông Hội mất đi người con ưu tú.
Gần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhà tư tưởng Nguyễn Phú Trọng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã làm sáng tỏ lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về vai trò của Đảng Cộng sản, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Di sản vô giá đó đã củng cố niềm tin mãnh liệt về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của phong trào cộng sản trên thế giới, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay.
Ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố bắt đầu Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
200 nghìn đồng bào, đồng chí đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Lễ truy điệu diễn ra vào 13h ngày 26/7. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường điều hành Lễ truy điệu.
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang cho biết, những ngày qua, đã có gần 6.000 đoàn đại biểu trong nước và 100 đoàn đại biểu quốc tế, gần 200.000 đồng bào, đồng chí đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; 500 nghìn lượt người dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang truy cập, gửi lời chia buồn qua sổ tang điện tử.
Nhiều lãnh đạo các nước, bạn bè quốc tế đã đến viếng, gửi điện chia buồn với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta cùng gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Trong niềm tiếc thương vô hạn, vào thời khắc linh thiêng này, chúng ta tập trung tại đây để tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng”, ông Lương Cường bày tỏ.
Đúng 13h, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Đài truyền hình VTV dẫn thông tin từ Ban Tổ chức Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, đến 10h sáng 26/7, đã có khoảng 120.000 người, gồm: đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào, đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).
'Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm tất cả vì nước, vì dân'
Công tác chuẩn bị Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).
Ngày 25/7, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, bạn bè quốc tế và các tầng lớp nhân dân đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đến 19h30 phút cùng ngày, đã có 1.565 đoàn với khoảng 55.600 lượt người đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn tại 3 địa điểm tổ chức lễ viếng.
Đến tận đêm khuya và từ sáng sớm hôm nay, người dân tiếp tục xếp hàng chờ đợi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với một tình cảm rất chân thành, mộc mạc, tự nhiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944; quê quán xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Do có nhiều công lao to lớn và đặc biệt xuất sắc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng , Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra lúc 15h ngày 26/7 tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.