Tục đốt (hóa) vàng mã trong văn hóa người Việt
Đốt (hóa) vàng mã được xem là một trong những nghi lễ rất được người Việt xem trọng.
Theo quan niệm dân gian, con người tin rằng cũng giống như việc đốt hương sẽ giúp hương khói bay lên và đưa theo những lời cầu nguyện của mình đến với thần linh, các bậc gia tiên thì đồ vàng mã cũng vậy.
Người ta luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng con người sau khi chết đi sẽ tồn tại ở một thế giới nào đó vì thế xuất hiện tư duy "trần sao, âm vậy", nó có nghĩa con người khi sống cần gì thì chết đi cũng cần có những thứ đó.
Vì quan niệm này mà tục đốt tiền, vàng mã xuất hiện với mong muốn những người thân của mình khi chết đi cũng được sống một cuộc sống đủ đầy.
Lễ hóa vàng ngày Tết diễn ra vào ngày nào chuẩn nhất, cần chuẩn bị những gì?
Hóa vàng vào lúc nào?
Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Sơn cho biết: "Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng ngày Tết chủ yếu từ mùng 3 đến mùng 10 Tết.
Tùy vào từng gia đình với từng hoàn cảnh mà có thể hóa vàng mã sớm hay muộn.
Hiện nay, có rất nhiều tài liệu ghi chép cũng như phân tích về ngày làm lễ hóa vàng, tuy nhiên một điểm chung cho thấy hầu hết đều ghi gia chủ nên hóa vàng trong khoảng từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 là hợp lí hơn cả.
Phần sắm lễ hoá vàng (lễ tạ)
Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng) gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.