Lập nhóm tác chiến săn tàu ngầm Nga, Mỹ không muốn bị đối thủ “thu hẹp khoảng cách”

Kiều Anh |

Hải quân Mỹ gần đây đã thông báo về việc thành lập một nhóm tác chiến gồm các tàu khu trục lớp Arleigh Burke để đối phó với mối đe dọa tàu ngầm của Nga ở Đại Tây Dương.

Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Stethem ngày 12/11/2017. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Stethem ngày 12/11/2017. Ảnh: Hải quân Mỹ

Nhóm Tác chiến Greyhound, có khả năng hoạt động một phần từ 1/9, là một phần trong Kế hoạch Phản ứng Hạm đội Hiệu quả (OFRP) của Hải quân Mỹ được đưa ra năm 2014.

Nhóm tác chiến này hiện bao gồm các tàu khu trục USS Donald Cook (DDG-75), USS Thomas Hudner và USS The Sullivans (DDG-68).

Theo USNI News, tàu khu trục USS Cole (DDG-67) và USS Gravely (DDG-107) sẽ tham gia vào nhóm này khi tàu Donald Cook quay về để bảo trì vào năm tới.

Chỉ huy của Lực lượng Tàu chiến Mặt nước Hải quân Đại Tây Dương - Chuẩn Đô đốc Brendan McLane nhận định với báo giới rằng Greyhound "ra đời nhằm cung cấp một hạm đội được bảo đảm đầy đủ và luôn sẵn sàng hoạt động".

"Những tàu chiến này sẽ sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ, từ theo dõi các hoạt động của tàu ngầm Nga ở Đại Tây Dương cho tới bảo vệ an ninh hàng hải của đất nước chúng ta".

Theo ông McLane, những con tàu này sẽ được đặt ở Mayport và Norfolk tại Virginia, với nhóm tác chiến sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ tháng 6/2022.

Chỉ huy của Nhóm Tàu ngầm 2, Chuẩn Đô đốc Brian Davies cho biết, nhóm này sẽ cung cấp phản ứng thích nghi trước bất kỳ thách thức khó lường nào từ Moscow ở Đại Tây Dương.

Ông Davies cũng nhận định, Nhóm Tác chiến Greyhound sẽ giúp đảm bảo sự liên tục giữa các khóa huấn luyện và khả năng đối phó với các đối thủ cạnh tranh ở những môi trường nhiều biến động.

"Thay vì ra ngoài và tìm một con tàu để săn tàu ngầm Nga thì giờ chúng ta đã có sẵn những phương tiện này và chúng có thể hoạt động với sự phối hợp giữa các bên khi chúng ta nói về chiến tranh tàu ngầm".

Việc triển khai lực lượng này của Hải quân Mỹ ra đời sau khi xuất hiện một đánh giá dài hạn về khả năng ngày càng phát triển của tàu ngầm Nga. Thừa nhận những nội dung nêu trong bản đánh giá này, ông Mclane cho rằng:

"An ninh dưới biển là ưu tiên tại Ấn Độ Dương bởi các đối thủ của chúng ta đang thu hẹp khoảng cách.

Các nhà lãnh đạo quân đội đã chú ý đến quyết tâm của những đối thủ cạnh tranh chiến lược với chúng ta trong nỗ lực thách thức an ninh của chúng ta thông qua việc gây ra mối đe dọa lâu dài và trực tiếp dưới biển”.

Chỉ huy Không quân Bộ Chỉ huy phương Bắc, Tướng Glen VanHerck đã chỉ ra rằng, Nga "phát triển được những khả năng chưa từng tồn tại cách đây 20 năm với những tên lửa hành trình và tàu ngầm sánh ngang với những tàu ngầm của chúng ta".

Lập nhóm tác chiến săn tàu ngầm Nga, Mỹ không muốn bị đối thủ “thu hẹp khoảng cách” - Ảnh 2.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen K-560 Severodvinsk của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Theo War Zone, ông Vanherk cũng nhắc đến các tàu ngầm có tên lửa dẫn đường lớp Yasen và Yasen-M chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga.

"Nga vừa trang bị tàu ngầm lớp Sev thứ hai của họ sánh ngang với những tàu ngầm của chúng ta", ông Van Herck đánh giá trước các thành viên trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện ngày 15/6/2021.

"Trong 5 năm, họ sẽ có 8 trong số 9 tàu ngầm này và chúng sẽ trở thành mối đe dọa trực tiếp với các bờ biển phía đông và phía tây của chúng ta mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây”.

Tàu lớp Sev mà ông VanHerck nhắc tới chính là tàu ngầm lớp Yasen trong Dự án 885.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại