Có giai thoại nói, Lao Ái xuất hiện ở đâu, nhà nào có con gái đều phải đóng cửa, bắt con gái chui xuống gầm giường.
Lao Ái (? – 238 TCN) là người nước Tần, sống vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Theo ghi chép của sử ký Tư Mã Thiên, ngay từ khi còn là một thiếu niên tuổi dậy thì đã có dung mạo ưa nhìn, vóc người cao lớn vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Lớn thêm chút nữa, Lao Ái trở thành một chàng thanh niên có vẻ ngoài hấp dẫn, sung mãn, thường được nhiều đàn bà con gái ngoài chợ chú ý, yêu thích, thậm chí theo đuổi.
Sử sách ghi lại Lao Ái là người có dung mạo ưa nhìn, thể lực sung mãn nên rất được phái đẹp yêu thích. (Ảnh minh họa: Internet)
Chính vì thế, có giao thoại kể rằng, những gia đình sống gần nhà Lao Ái, vì sợ con gái mình bị quyến rũ, bị "hư", thì mỗi khi chàng trai này đi qua, đều bắt con gái vào trong nhà, đóng cửa lại, thậm chí bắt chui xuống gầm giường để tránh xa "cục nam châm sát gái" kia.
Theo ghi chép của sử ký Tư Mã Thiên, Lao Ái vốn là người cao lớn khỏe mạnh, năng lực tình dục mạnh, thường khiến nhiều đàn bà con gái ngoài chợ theo đuổi. Thừa tướng Lã Bất Vi mang ông vào phủ làm người hầu hạ.
Việc Triệu Cơ và Doanh Chính về nước và lên ngôi có công sắp xếp rất lớn của Thừa tướng Lã Bất Vi . Sau này khi Tần vương Chính đã lớn mà thái hậu tiếp tục thông dâm với Bất Vi. Lã Bất Vi sợ lộ mối quan hệ giữa mình và Triệu Cơ sẽ gây hậu quả lớn trong con đường chính trị bèn ngầm tìm kẻ có năng lực tình dục cao cho Triệu Cơ thỏa mãn để thay mình.
Lao Ái là người có dương vật lớn thường hay lấy làm trò vui, có thể đem tra vào bánh xe gỗ đồng mà đi. Lã Bất Vi phao tin đến Triệu Cơ. Thái hậu nghe chuyện rồi, muốn được riêng Lao Ái. Bất Vi vờ sai người tố cáo ông phạm tội đáng thiến. Bất Vi lại báo với thái hậu: Nên có kẻ giả bị thiến này làm chức Cấp Sự Trung . Thái hậu bèn ngầm cho kẻ coi việc thiến nhiều tiền. Viên quan coi án lại luận tội vờ, nhổ râu mày làm cho hoạn quan Lao Ái nhờ vậy được vào hầu thái hậu.
Được Lã Bất Vi để ý rồi cất nhắc vì "ưu điểm" khác người
Tương truyền, Lao Ái rất tự hào về "khả năng đàn ông" của mình, không những không che giấu mà còn thường hay lấy những đặc điểm sinh lý hơn người của mình làm trò vui, thậm chí đem "cậu nhỏ" tra vào bánh xe gỗ đồng mà đi.
Cần đến một quân cờ thay thế mình để "chiều" Thái hậu Triệu Cơ, Lã Bất Vi đã tìm đến Lao Ái. (Ảnh minh họa: Tạo hình trên phim của nhân vật Lã Bất Vi)
Bấy giờ, Lã Bất Vi (292 – 235 TCN) đang là Thừa tướng trong triều đình nước Tần, có quan hệ lén lút với Triệu Cơ (?- 229 TCN), mẹ của Tần Vương Chính, sau này chính là Tần Thủy Hoàng (259 – 210 TCN). Vì sợ mối quan hệ này bị bại lộ, nên khi nghe được tin tức về Lao Ái, đã ngay lập tức cho người tìm về nhằm thay thế cho mình, phục vụ Thái hậu để vừa rút lui trong an toàn, vừa không làm Thái hậu mất lòng.
Sau khi Lao Ái vào cung, Thái hậu Triệu Cơ đã cho người nhổ hết râu, mày của Lao Ái đi, rồi hối lộ cho kẻ trông coi việc thiến các hoạn quan rất nhiều tiền để loan tin rằng Lao Ái là một hoạn quan mới, với chức danh Cấp Sự Trung, được đưa vào để hầu hạ Thái hậu, nhằm danh chính ngôn thuận ở bên người tình trẻ.
Tạo hình của nhân vật Thái hậu Triệu Cơ và Lao Ái trên phim.
Chính vì điều này, về sau, người ta còn dùng từ "Lao Ái" để chỉ những người làm nghề trai bao.
Lại nói về Lao Ái, sau khi chiều chuộng và khiến Thái hậu Triệu Cơ hài lòng, Lao Ái một bước lên tiên, hưởng không biết bao nhiêu vinh hoa phú quý, người hầu kẻ hạ đến cả nghìn người, kẻ muốn cậy nhờ danh tiếng đứng xếp thành hàng dài từ nhà ra ngõ.
Lao Ái còn xây dựng được cho mình một thế lực hùng mạnh và không chỉ dừng lại ở đó, ngấm ngầm thực hiện những kế hoạch với tham vọng ngày một lớn hơn.
Tham thì thâm, đang ở đỉnh cao, Lao Ái tự đưa đầu vào rọ, trong phút chốc mạng sống cũng không giữ được, huống hồ là giang sơn
Trong những ngày ân ân ái ái, gian dâm với nhau, Triệu Cơ và Lao Ái có với nhau 2 người con trai. Sợ bí mật bị bại lộ, Lao Ái vờ tung tin rằng thầy bói phán nên tránh mùa dời cung sang đất Ung.
Năm đó, Tần Vương Chính đã ngoài 20 tuổi.
Trong một bữa tiệc, do uống rượu say, Lao Ái đã khoe khoang rằng mình chính là cha dượng của vị hoàng đế trẻ tuổi, chứ không phải là một viên quan thái giám bình thường. Tin tức này nhanh chóng tới tai của Tần Thủy Hoàng.
Sau khi cho người điều tra, được biết rằng Lao Ái thực ra không phải hoạn quan, lại còn tư thông với Thái hậu, sinh được 2 người con trai và đã đem đi giấu, ngoài ra còn định âm mưu với Thái hậu đưa một trong hai đứa con này lên làm vua sau khi giết Tần Vương Chính đã khiến Tần Vương Chính vô cùng tức giận.
Tần Vương Chính đã cho người giết chết Lao Ái cùng 2 đứa con của Lao Ái và Thái hậu Triệu Cơ sau khi biết được âm mưu này.
Cũng trong thời điểm này, Lao Ái đã trộm ấn của Thái hậu, dấy binh làm phản, định cướp ngôi của Tần Vương Chính, nhưng do thiếu sự chuẩn bị và nguồn lực, đã nhanh chóng thất bại.
Tần Vương Chính đã cho người giết chết 2 người em cùng mẹ khác cha để diệt trừ hậu họa và đày Thái hậu sang đất Ung. Sau này, Tần Vương Chính có tha thứ cho Thái hậu và thống nhất Trung Hoa, trở thành Hoàng đế đầu tiên vào năm 221 TCN, lấy tên là Tần Thủy Hoàng.
Còn về phần Lao Ái, Tần Vương Chính đã xử phạt nghiêm khắc để làm gương cho thiên hạ: Không chỉ mình Lao Ái bị giết bằng cách ngũ mã phanh thây mà cả 3 họ nhà Lao Ái cũng phải chịu chung số phận. Nhà cửa các môn hạ của Lao Ái đều bị tịch thu, người thì bị đày sang đất Thục.
Vậy nên có thể nói, chính "năng lực đàn ông" của Lao Ái chính là một công cụ giúp người này tiến thân, một bước đổi đời, có được vinh hoa phú quý, thế nhưng, mầm họa cũng từ đây mà ra.
Nếu như không có điều kiện tư thông rồi sinh con với Thái hậu, từ đó nổi lên tham vọng đưa con lên làm vua để thâu tóm giang sơn, thì hẳn là Lao Ái đã không vướng phải kết cục bi đát đến thế.
Dịch từ các báo nước ngoài