Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn và cả một triều đại ‘mất tích’ hơn 600 năm: Chỉ để lại một dòng bí ẩn trong sách sử!

Kim Dung |

Lăng mộ của các vị vua triều đại nhà Nguyên đều được ghi chép là đặt tại một địa điểm bí ẩn mà hơn 600 năm qua không ai tìm ra.

Vị trí của lăng tẩm của các vị vua triều đại nhà Nguyên, đặc biệt là Thành Cát Tư Hãn, luôn là một chủ đề nóng trong giới khảo cổ. 

Trong cuốn "Nguyên Sử", hầu hết các hoàng đế nhà Nguyên (các Đại Hãn), bao gồm cả Thành Cát Tư Hãn, đều được chép là "chôn cất tại Khởi Liễn Cốc" nhưng không ghi rõ địa điểm Khởi Liễn Cốc này thực sự nằm ở đâu.

Các chuyên gia phỏng đoán đây là một quần thể lăng mộ tương tự như "Thung lũng của các vị vua" - nơi chôn cất các pharaoh Ai Cập.

Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn và cả một triều đại ‘mất tích’ hơn 600 năm: Chỉ để lại một dòng bí ẩn trong sách sử! - Ảnh 1.

Khởi Liễn Cốc được cho là nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn và các vị Đại Hãn khác. Ảnh: Sohu

Kể từ cuối thời nhà Nguyên, đầu thời nhà Minh tới nay, đã hơn 600 năm trôi qua nhưng nơi chôn cất thực sự của các Đại Hãn vẫn khiến các nhà khảo cổ học trên khắp thế giới đau đầu. Rất nhiều người đã nỗ lực tìm vị trí chính xác của "Khởi Liễn Cốc". Sau nhiều năm thăm dò, vị trí thật sự của "Khởi Liễn Cốc" cũng dần dần được hé lộ.

"Sử tập" đã liệt kê chi tiết tất cả các con sông gần với khu núi có lăng mộ các Đại Hãn. Theo hướng chảy của các con sông này, các chuyên gia có thể tạm xác định được vị trí của "Khởi Liễn Cốc" chính là núi Burkhan Khaldun còn được gọi là Khentii Khan (nay thuộc lãnh thổ Mông Cổ).

Thành Cát Tư Hãn, các vị vua Nguyên và các đệ tử của đều được chôn cất tại đây. Với lãnh thổ rộng lớn của Đế quốc Mông Cổ, kho báu trong "Khởi Liễn Cốc" có thể chất thành núi. Nếu nơi này được khai quật, giá trị của nó có thể tương đương với việc khai quật tất cả lăng mộ của các pharaoh ở Ai Cập.

Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn và cả một triều đại ‘mất tích’ hơn 600 năm: Chỉ để lại một dòng bí ẩn trong sách sử! - Ảnh 3.

Núi Burkhan Khaldun tại Mông Cổ (Nguồn: Baike.baidu)

Sự thật có phải vậy?

Khác với ghi chép trong sách sử, một số học giả hiện đại khác lại cho rằng "Khởi Liễn Cốc" đang nằm ở gần thành phố Ordos, Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc.

Giả thuyết này xuất hiện do nơi trút hơi thở cuối cùng của Thành Cát Tư Hãn sau cuộc chiến với Tây Hạ là ở khu vực này. Với người Nguyên, "hơi thở cuối cùng" còn có nghĩa là "linh hồn", vì "linh hồn" của Thành Cát đã ở đây nên nơi chôn cất sẽ không quá xa.

Thêm vào đó, việc chuyển thi hài của Thành Cát Tư Hãn từ chiến trận về dãy núi Burkhan Khaldun của Mông Cổ là quá xa xôi. Với khoảng cách xa như vậy thì thi thể của ông được bảo quản như thế nào? Nghi vấn được đặt ra khiến cho việc khẳng định Thành Cát Tư Hãn được chôn cất tại thành phố Ordos, Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc là có cơ sở nhất định.

Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn và cả một triều đại ‘mất tích’ hơn 600 năm: Chỉ để lại một dòng bí ẩn trong sách sử! - Ảnh 5.

Lăng mộ tượng trưng của Thành Cát Tư Hãn đặt tại thành phố Ordos, Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc (Nguồn: Sohu)

Những lăng mộ của triều đại nhà Nguyên vốn dĩ rất bí ẩn, có liên quan mật thiết đến phong tục "chôn cất bí mật" của người Mông Cổ.

Theo "Marco Polo du ký" (The Travels of Marco Polo) khi thi thể được đưa đi an táng các lính hộ tống đã giết bất kỳ ai mà họ gặp trên đường bất kể nam nữ già trẻ để ngăn chặn tin tức bị lan truyền.

Ngoài ra, vị trí của lăng cũng không hề có bảng chỉ dẫn hay bất cứ dấu hiệu nào nên người ngoài nhìn vào cũng không thể biết được đó là lăng mộ. Phong tục "chôn cất bí mật" của người Mông Cổ chính là lý do quan trọng khiến Lăng mộ nhà Nguyên không được phát hiện trong hàng trăm năm.

Các hoàng đế Mông Nguyên và những người thực sự biết vị trí chính xác của các triều đại trong quá khứ cũng rất kín tiếng, không bao giờ tiết lộ bởi họ không muốn nơi an nghỉ của mình và tổ tiên bị người ngoài quấy rầy.

Bài viết tham khảo từ Baidu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại