Thanh Cao Tông (sinh ngày 25/9/1711, tức năm Khang Hi thứ 50 – mất ngày 7/2/1799, tức năm Gia Khánh thứ 4), niên hiệu Càn Long, húy Hoằng Lịch, là người con trai thứ 4 của Hoàng đế Ung Chính và là Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh.
Càn Long là một trong vị hoàng đế vĩ đại của triều Thanh Ông tinh thông văn học, nghệ thuật và được coi là một nhà quân sự tài ba.
Dưới sự trị vì của Càn Long, triều Thanh đã đạt đến giai đoạn hoàng kim của sự phát triển.
Càn Long là hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc (88 tuổi), thời kỳ trị vì của Càn Long kéo dài hơn 60 năm từ 11/10/1736 đến 1/9/1795, và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của nhà Thanh.
Khi hạ lệnh quân lính xây dựng khu lăng mộ cho mình vào năm 1752, Càn Long yêu cầu hết sức tỉ mỉ về các nét chạm trổ hoa văn bên trong lăng.
Đến độ, các nhà khảo cổ phái công nhận "Những nét trạm trổ vô cùng tinh xảo, nét vẽ sống động, chân thực, bố cục chặt chẽ, nghệ thuật điêu khắc trong thời Càn Long đạt trình độ đáng kinh ngạc".
Quan tài của Càn Long tự "di chuyển"
Nhưng điều khiến người ta kinh ngạc không phải sự xa hoa hoành tráng của Dụ lăng mà là những bí ẩn đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp.
Năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã từng hạ lệnh cho đám quân lính tiến hành đào bới lăng tẩm của Từ Hy và Dụ Lăng của Càn Long.
Trong địa cung của Dụ Lăng tổng cộng có lớp cửa đá vô cùng kiên cố.
Ba lớp cửa trước bọn đạo mộ dễ dàng mở được nhưng đến lớp cửa đá thứ 4 không thể nào mở được, cuối cùng chúng phải dùng đến một lượng thuốc nổ có sức công phá lớn.
Điều khiến bọn họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc và sợ hãi là trong địa cung tổng cộng có có 06 chiếc quan tài gồm của Càn Long, 02 vị hoàng hậu và 03 hoàng phi trong đó có đến 05 chiếc quan tài đều đặt ngay ngắn kiên cố trên thạch sàng (giường đá), chỉ duy nhất có quan tài của Càn Long là "di chuyển" từ thạch sàng chắn ngang cửa đá.
Điều này khiến cho mọi người không thể giải thích bởi vì thi hài Càn Long được đặt trong hai lớp áo quan nên quan tài rất to và nặng, đồng thời được đặt trên giường đá. 4 góc của quan tài đều được móc chặt vào đá long sơn (được gọi là ca quan thạch).
Đá Long sơn có hình vuông trên được khắc vân long, một tổ có 4 cặp, mỗi cặp nặng đến hàng trăm cân, giường đá và đá long sơn dùng hình thức tán đinh để gắn chặt với với nhau.
Vì thế quan tài sẽ được đặt vô cùng kiên cố trên giường đá, tức là nó khó có thể tự di chuyển được nếu không dùng một lực cực lớn tác động vào, vì thế việc quan tài của Càn Long "tự dịch chuyển" xuống chắn cửa là điều không thể xảy ra.
Có người cho rằng quan tài của Càn Long do nước ngấm vào địa cung và bị trôi ra, nhưng cách giải thích này không khả quan vì nước trong địa lăng rất tĩnh nên không thể tạo ra được sức mạnh công kích nào, không thể làm trôi được cỗ quan tài nặng như thế.
Điều đáng kinh ngạc hơn vào năm 1975 khi cục văn vật quốc qua Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật Dụ lăng sau 3 lớp cửa đá đầu tiên mở rất dễ dàng thì mọi người cũng không mở nổi cánh cửa thứ 4.
Cuối cùng các nhà khảo cổ đành phải dùng cách mở đỉnh lăng, và điều kinh ngạc tột độ là quan tài của hoàng đế Càn Long lại "tự di chuyển" từ giường đá xuống chặn ngang cửa giống như 60 năm về trước.
Cho đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải thích hợp lý cho hiện tượng này.
Có lẽ ở cõi vĩnh hằng vua Càn Long vẫn luôn tìm cách bảo vệ và không cho phép ai kinh động đến giấc ngủ thiên thu của 5 người phụ nữ mà ông rất yêu quý.
Thi thể của Lệnh phi không bị thối rữa
Theo phán đoán của các Thanh thất dị thần thì thi thể nữ này là của Lệnh nghi hoàng quý phi (sau được truy phong là Hiếu Nghi hoàng hậu) mẹ đẻ của hoàng đế Gia Khánh mất năm 49 tuổi.
Trong địa cung của Dụ lăng tổng cộng có 6 ngôi mộ, có người chết và nhập táng trước bà, cũng có người sau bà, có người trẻ hơn có người thì già hơn nhưng tại sao tất cả 5 người khác thì đã hóa thành xương cốt mà duy nhất chỉ có thi hài của bà sau 153 năm vẫn nguyên vẹn không thối rữa, mặt mũi vẫn như đang sống đến nay vẫn chưa có lời giải thích.
Lời nguyền chết chóc của thanh kiếm trong mộ Càn Long
Cửu long bảo kiếm chính là một vật phẩm được coi là cổ vật đáng sợ trong lăng mộ của Càn Long.
Người ta nói rằng thanh kiếm này là đồ vật tà môn đáng sợ nhất trong lịch sử đào trộm mộ ở Trung Quốc.
Cho đến nay tất cả những ai chạm vào thanh kiếm này đều bị chết mà không rõ nguyên nhân, không có trường hợp nào ngoại lệ.
Cửu long bảo kiếm bị đào trộm từ ngôi mộ cổ của vua Càn Long. Bởi vì trên thân của thanh bảo kiếm có khắc 9 con thần long (rồng).
Về lịch sử của thanh bảo kiếm này, cho đến nay vẫn không có ai biết được nguồn gốc của nó.
Người ta chỉ biết rằng đây là một vũ khí rất đáng sợ, những ai mà tiếp xúc với nó gần như đều có kết cục bi thảm.
Trong đó thanh kiếm này đã được coi là chiếc gươm báu đem tặng cho Tưởng Giới Thạch. Một người tên Đái Lạp đã được cử mang đi tặng.
Tuy nhiên, khi Đái Lạp mang thanh kiếm này trên máy bay, máy bay đã bị rơi mà không có bất cứ lý do gì.
Do đó, thanh bảo kiếm đã không được đưa đến tận tay Tưởng Giới Thạch. Dựa vào cái chết của cá nhân này không thể nói lên điều gì. Nhưng tại thời điểm đó, Đái Lạp nhận được thanh kiếm này cũng rất lo sợ, khiếp vía.
Ông ta đã gọi cho Mã Hán Tam, chủ nhiệm văn phòng Bình Tân thuộc văn phòng Quốc Dân Đảng nhờ bảo quản hộ.
Mã Hán Tam sau khi nhìn thấy bảo vật đã khởi tư tâm, nghĩ cách chiếm dụng.
Nhưng sau đó vì để bảo vệ tính mạng của mình, ông ta đã đem bảo kiếm hiến tặng cho thủ lĩnh cơ quan đặc vụ của Nhật Bản.
Cuối cùng đã rơi vào tay một điệp viên nữ Kawashima nổi tiếng. Mã Hán Tam sau đó cũng không thoát khỏi số phận bị bắn chết.
Điệp viên Kawashima cũng tương tự, không thoát khỏi định mệnh bị tử hình.
Một cái nhìn khác, Tôn Điện Anh kể từ khi đem thanh bảo kiếm đáng sợ tà môn này ra, cũng đã trở thành một tù nhân và chết trong tay Quân đội Giải phóng Nhân dân.