Tên của 6 con yêu quái này lần lượt là: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý. Đây cũng là lục căn mà giới tu luyện vẫn thường nhắc đến.
Tại sao tác giả của Tây Du Ký lại đưa chi tiết này vào tác phẩm của ông?
Bởi lẽ Ngộ Không chọn con đường tu luyện, lẽ tự nhiên cần phải thanh trừ lục căn, cho nên mới gọi là "lục căn thanh tịnh". Việc Tôn Ngộ Không đánh chết 6 con yêu quái trong lần đầu phò tá Đường Tăng thực ra là hình tượng hóa cách làm cho lục căn được thanh tịnh.
Đây cũng chính là vấn đề phải giải quyết đầu tiên khi bắt đầu quá trình tu luyện. Vì thế nên trong nhiều tài liệu khí công trước đây đều xuất hiện cách nói này.
Con người thường bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường xung quanh và những ảnh hưởng này mỗi ngày một suy đồi. Đây là quy luật "thành, trụ, hoại, diệt" của vũ trụ.
Con người tự răn mình theo chính niệm, loại bỏ những phiền nhiễu mà lục căn gây ra, lẽ tự nhiên sẽ nhìn thấy chân tâm, nhìn thấy bản tính thực sự của mình.
Đường Tăng ngay từ đầu không hiểu rõ bằng Tôn Ngộ Không nên đã mắng đệ tử của mình sát sinh, nhân gian cứ như vậy mà thị phi lẫn lộn.
Ảnh minh họa.
Chính bởi vậy nên Quan Âm Bồ Tát đã tặng vòng kim cô và cả câu thần chú để thít chặt chiếc vòng trên đầu Ngộ Không.
Với món quà này, Bồ Tát ngụ ý muốn để thày trò Đường Tăng có thể giúp đỡ lẫn nhau, Đường Tăng kiên định trước sau như một, có thể giữ món quà này suốt đời sẽ giúp Ngộ Không lĩnh ngộ được mọi việc.
Không ít người đồng tình, ca tụng Tôn Ngộ Không. Họ cho rằng một nhân vật đầy bản lĩnh, phép thuật biến hóa như thần ấy lại phải chịu sẽ không chế của một Đường Tăng người trần mắt thịt chẳng giỏi giang gì, điều này thật không công bằng.
Tuy nhiên, đây lại là một ân huệ lớn, một điều vô cùng từ bi đối với Tôn Ngộ Không. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chỉ có tu luyện thành chính quả, mới là kết quả thực sự của sinh mệnh.
Có người nói đùa rằng, Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, dư sức đi thẳng đến Linh Sơn để lấy kinh, vậy thì tại sao không đến thẳng đó mà làm việc lớn, hà cớ gì phải phò tá một người bình thường như Đường Tăng?
Ảnh minh họa.
Thực ra, đây chính là tu luyện. Không có quá trình đi Tây Thiên lấy kinh cùng Đường Tăng, Tôn Ngộ Không sẽ không bao giờ được trải nghiệm những khó khăn thử thách trên suốt quãng đường, và như vậy sẽ chẳng thể nào tu thành chính quả, hay nói cách khác, chẳng thể nào lấy được kinh đem về.
Tôn Ngộ Không càng không thể nào cõng Đường Tăng vượt sông vượt núi đến Tây Thiên, bởi thân thể con người là vật chất trong tam giới cấu thành, ngoài tam giới ra, không thể đi vào nơi nào khác, đó là không gian mà những vật chất khác cấu thành.
Hơn nữa, Đường Tăng dù sao cũng là người đang tu hành, không thể dùng thần thông để quá độ sang Tây Thiên.
Con người vì là phàm phu tục tử nên mới cần phải tu luyện. Và cũng chỉ có tu luyện, trải qua khó khăn khổ nạn, sinh mệnh con người mới có thể thăng hoa, mới có thể trút bỏ những thứ còn dơ bẩn để đạt đến sự thuần tịnh của thân tâm, sự thánh khiết của tâm hồn.
Từ xưa đến nay, phàm là cái hiếm thì mới quý, cái khó đạt được thì mới khiến người ta trân trọng suốt đời.
Nếu Tôn Ngộ Không cõng thầy cưỡi mây vượt gió đi lấy kinh, chẳng phải là đã ví von quá trình tu hành thật quá đơn giản, quả dễ dàng, chính quả mà thầy trò Đường Tăng có được cũng chẳng đáng quý hay sao?