Có ba con đường lây truyền HIV/AIDS là qua máu, mẹ sang con và lây truyền qua đường tình dục.
Trong thế giới loài người, HIV chủ yếu được qua lây truyền qua đường tình dục, chiếm gần 90%. Tuy nhiên căn bệnh thế kỷ này lại có nguồn gốc từ những loài linh trưởng ở Châu Phi, nên ắt hẳn có nhiều người sẽ suy nghĩ "linh tinh" trong trường hợp này.
Nhưng sự thật lại hoàn toàn không phải như những "suy nghĩ đen tối" đó, vậy làm thế nào mà những loài linh trưởng lại lây truyền được virus sang con người?
Lần đầu tiên con người biết đến HIV/ AIDS là vào thế kỷ trước. Vào tháng 6/1981, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã giới thiệu bệnh án của năm bệnh nhân AIDS trong bản tóm tắt dịch tễ học hàng tuần Morbidity and Mortality Weekly Report.
Báo cáo chính thức về AIDS (không được gọi là AIDS vào thời điểm đó) trong năm 1981.
Năm 1982, các nhà khoa học chính thức đặt tên cho căn bệnh này là là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS).
Và thời gian sau đó, căn bệnh này lây lan ra thế giới với tốc độ rất nhanh. Cho đến nay, đã hơn 30 năm kể từ khi con người phát hiện ra HIV. Mặc dù có rất nhiều biện pháp kiểm soát nhưng căn bệnh này vẫn là một vấn đề trên nan giải toàn thế giới.
Ngoài việc tích cực tìm kiếm những phương pháp điều trị, các nhà khoa học cũng không ngừng theo đuổi và truy lùng dấu vết về nguồn gốc của AIDS.
AIDS là một bệnh truyền nhiễm do virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây ra. Và HIV thuộc nhóm phân loại thuộc chi virut gây suy giảm miễn dịch linh trưởng trong họ retrovirus.
Hiện tại, có hai loại HIV được biết đến là HIV-1 và HIV-2. Trong số đó, độc tính và khả năng lây nhiễm của HIV-2 tương đối yếu, chủ yếu lan rộng ở Tây Phi và không phổ biến trên toàn thế giới.
HIV-1 là thủ phạm chính trong đại dịch toàn cầu, vì vậy trong bối cảnh chung, HIV đề cập đến HIV-1. Ví dụ, trường hợp đầu tiên được ghi nhận vào năm 1981 thuộc loại HIV-1.
HIV-1 dưới kính hiển vi điện tử
Nhưng điều chúng ta có thể chắc chắn là AIDS đã tàn phá thế giới trước khi những ca nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận.
Ước tính có khoảng 100.000 đến 300.000 người bị nhiễm HIV trước năm 1980. Mặc dù căn bệnh này không được đặt tên chính thức vào thời điểm đó vì không ai biết căn bệnh lạ này là gì.
Một nghiên cứu vào năm 1988 đã tìm thấy một bệnh nhân người Mỹ trước đó được phát hiện dương tính với HIV. Khi kiểm tra các mẫu mô của anh ta, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân này đã nhiễm bệnh ngay từ hồi thiếu niên, lúc 15 tuổi (năm 1968).
Khi phát hiện ra bệnh thì sức khỏe của anh ta đã xuống cấp trầm trọng và anh ta phải sống trong bệnh viện và qua đời vào tháng 5/1969.
Làm thế nào con người bị lây nhiễm HIV/AIDS từ tinh tinh và lây lan toàn cầu?
Căn nguyên
Mặc dù cho tới nay chúng ta vẫn không thể biết được ai là người đầu tiên bị nhiễm virus HIV, nhưng các nhà khoa học có thể theo dõi và khôi phục lại những manh mối trong lịch sử.
Giống như tất cả các loại virus khác, HIV có thể tiến tiến hóa với xác suất không đổi và các nhà khoa học có thể sử dụng tỷ lệ độ biến để tìm hiểu về nguồn gốc và xu hướng thay đổi của HIV.
Nơi sinh ra của virus này có khả năng là ở miền nam Cameroon, Châu Phi và nút thời gian là vào những năm 1920. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các loài linh trưởng địa phương mang virus SIV, rất giống với HIV, còn được gọi là virus gây suy giảm miễn dịch ở khỉ .
Những loài linh trưởng có thể bị lây nhiễm hơn 40 biến thể khác nhau của virus SIV trong tự nhiên. Theo dự đoán, SIV đã xuất hiện và lây nhiễm đối với các loài linh trưởng trong tự nhiên từ khoảng 32.000 năm trước.
Theo quan sát của giới nghiên cứu, một số bệnh nhân mang chủng HIV có họ hàng với virus tìm thấy trên loài khỉ nhỏ sooty manabey sống ở châu Phi. Song chủng virus xuất hiện ở loài khỉ này không trở thành vấn nạn toàn cầu.
Tổ tiên của HIV, ban đầu có nguồn gốc từ virus gây suy giảm miễn dịch ở khỉ, HIV-1 có nguồn gốc từ SIVcpz ở tinh tinh và SIVgor ở khỉ đột, trong khi HIV-2 có nguồn gốc từ SIVsmm ở khỉ xồm bồ hóng (Mangabey sooty).
Mặc dù HIV mới xuất hiện ở người trong thế kỷ 20, nhưng SIV đã tồn tại trong cơ thể các loài linh trưởng từ cách đây 32.000 năm.
Theo các manh mối, các nhà khoa học cũng đã đề xuất nhiều giả thuyết cho đáp án nhưng đại đa số đều chấp nhận giả thuyết "thợ săn bị thương".
Những bộ lạc ở Châu Phi luôn có thói quen săn thú rừng và thịt khỉ, tinh tinh hay các loài linh trưởng khác cũng là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với người dân địa phương.
Khi một số con tinh tinh bị nhiễm SIVcpz bị săn bắn và giết mổ, SIVcpz trong máu của chúng có thể xâm chiếm cơ thể con người thông qua vết thương của thợ săn từ đó lây nhiễm bệnh sang người.
Khi hệ thống miễn dịch của con người bị tấn công bởi SIVcpz, đại đa số những con virus sẽ bị tiêu diệt, nhưng một số ít lại may mắn sống sót trong cơ thể con người và biến đổi thành HIV-1.
Ngoài việc săn bắn và kiếm ăn, người dân địa phương cũng nuôi một số loài linh trưởng làm thú cưng, điều này cũng làm tăng khả năng nhiễm bệnh.
Trên thực tế, việc lây truyền chéo giữa các loài không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần. Loại AIDS của HIV-1 thực sự có bốn chủng M, N, O và P khác nhau và cấu trúc di truyền của chúng sẽ có một số khác biệt.
Mỗi khi SIV được truyền từ linh trưởng sang người, virus sẽ thích nghi theo những cách khác nhau tùy thuộc vào cơ thể vật chủ và từ đó tạo ra các chủng HIV khác nhau.
Trong đại dịch HIV-1 toàn cầu, virus nhóm M chiếm 95%, virus nhóm O chiếm chưa đến 1% và virus nhóm N chỉ có 13 trường hợp. Nhóm P rất hiếm và chỉ có một trường hợp được tìm thấy.
Từ các loài linh trưởng, virus lây sang người qua nhiều hình thức, một trong số này có thể là món thịt thú rừng mà người châu Phi vẫn săn bắn làm thức ăn.
Tại sao dịch AIDS bắt đầu ở Kinshasa vào những năm 1920 và bùng phát vào những năm 1960?
Sau khi lây nhiễm cho con người, HIV đã theo dấu chân của con người lây lan đến Kinshasa và bùng phát vào những năm 1960.
Dựa trên những manh mối và căn cứ lịch sử kết hợp với giả thuyết "thợ săn bị thương", các nhà khoa học đã đưa ra một suy đoán hợp lý khác được gọi là lý thuyết "chủ nghĩa thực dân" - lý thuyết cho rằng chính thực dân phương Tây đã mở đường cho HIV lây nhiễm toàn cầu.
Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia ở châu Phi đã bị biến thành các thuộc địa do phương Tây cai trị.
Vào đầu thế kỷ 20, Kinshasa là thành phố lớn nhất ở Trung Phi, với dân số đông và giao thương thường xuyên với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Kinshasa được đặt tên là Leopoldville và là thuộc địa của Bỉ.
Dân số mở rộng nhanh chóng, đi theo đó là dòng người lao động nam đổ về cũng như sự thay đổi hình thái xã hội đã làm gia tăng của nạn mại dâm cùng với điều kiện chăm sóc y tế kém, thiếu thốn về cơ sở vật chất và việc sử dụng kim tiêm đã kiến căn bệnh này lây lan một cách hết sức nhanh chóng.
Điều đáng chú ý là vài trăm người dùng chung một kim tiêm vào thời điểm đó là rất phổ biến. Ngoài ra, dưới sự chuyên chế của chế độ thực dân, nhiều người châu Phi sẽ bị buộc phải làm việc trong các trại lao động tập trung. Do thiếu thức ăn, thực dân cũng săn bắt tinh tinh để làm thực phẩm.
Mọi thứ vào thời điểm đó dường như đã góp phần vào sự lây lan toàn cầu của đại dịch này.