Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại

Cẩm Mai |

Hồi đầu tháng 7 vừa qua, thềm băng Larsen C – lớn kỷ lục ở Nam Cực đã tách rời ra, giờ vệ tinh của NASA lại phát hiện tảng băng nữa bị tách vỡ.

Giải mã nguyên nhân tảng băng khổng lồ nứt vỡ

Tảng băng mới tách ra tên là A-68 rộng 5.800km2, tức là bằng diện tích bang Delaware ở Mỹ, hay gấp 4 lần diện tích thủ đô London của Anh.


Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 1.

Gờ phía tây của tảng băng A-68.

Hiện nay, NASA đã lần đầu tiên quan sát cận cảnh mảng siêu băng rời ra. Các nhà khoa học thừa nhận họ choáng váng vì mức độ lớn của tảng băng.

Nhà khoa học Kathryn Hansen thuộc NASA, nói: "Tôi biết rằng tôi sẽ được nhìn thấy một tảng băng trôi có kích thước bằng bang Delaware, nhưng tôi không ngờ là nhìn từ trên không ".

"Hầu hết các tảng băng trôi tôi đã thấy tương đối nhỏ hoặc tảng băng trôi trên bề mặt đại dương".

Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 2.

Gờ tảng băng A-68 tách ra từ thềm băng Larsen C.

"Không phải là núi băng, A-68 rộng đến mức như là thềm băng. Nhưng nếu nhìn ra xa có thể thấy một dòng nước mỏng giữa tảng băng trôi".

"NASA hy vọng chuyến bay, là một phần của chương trình IceBridge, sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu được tảng đá ngầm dưới lớp băng".

Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 3.

Băng bán đảo Nam Cực do chương trình IceBridge ghi nhận được.

"Tuy nhiên, chuyến bay đặc biệt này nhằm mục đích để có được cái nhìn bề ngoài không chỉ ở thềm băng Larsen C; để hiểu được hệ thống băng như một tổng thể. Các nhà khoa học cũng muốn biết độ sâu của tầng đá dưới đây" - NASA cho biết.

Để làm được điều đó, đường bay được định trước với các phép đo trọng lực bằng tâm trí.

Trong khi các dụng cụ radar có thể "nhìn" qua tuyết và băng trên mặt đất để lập bản đồ nền đá thì radar gặp rắc rối vì đất có nước dưới băng. Không có vấn đề gì với máy đo trọng lực.

Đầu năm nay, các bức ảnh chi tiết từ vệ tinh Landsat 8 của NASA cho thấy khoảng cách ngày càng rộng giữa thềm băng chính và tảng băng, với một lớp băng lỏng lẻo nổi ở giữa.

Kể từ khi băng lớn bằng bang Delaware, gọi là A-68, vỡ ra khỏi Nam Cực vào mùa hè vừa qua, vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với khối lượng băng khổng lồ. E rằng băng có thể vỡ ra thành những mảnh quá nhỏ để theo dõi bằng vệ tinh và trôi dạt đi.

Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 4.

Hình ảnh màu sắc tự nhiên và cái nhìn nhiệt của tảng băng A-68A.

Những hình ảnh mới chụp được vào ngày 16/9 tiết lộ màu sắc tự nhiên và cái nhìn nhiệt của tảng băng trôi chính và thềm băng.

Bên trong khoảng trống, có một tảng băng trôi đặc biệt nổi bật lớn hơn nhiều so với phần còn lại. Theo NASA, băng trôi dạt về phía bắc từ khi phần chính tách ra.

Tảng băng A-68 đang dần trôi - một hiện tượng đã rõ ràng khi 2 khối băng lớn tách ra ngày càng lớn.

Cả hai hình ảnh cho thấy một lớp băng đá frazil mỏng, không chống chọi được với gió, thủy triều và dòng chảy cố gắng di chuyển tảng băng trôi khổng lồ ra khỏi thềm băng Larsen C.

Qua vài tuần quan sát, các nhà khoa học đã nhìn thấy đoạn đường mở rộng giữa tảng băng trôi chính và mặt trước thềm băng.

Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 5.

Tảng băng A68.

Sau lần dịch chuyển ban đầu của tảng băng chính giữa 2 tảng băng lớn gọi là A-68 và A-68B, vào tháng 7, tốc độ tách ra chậm lại. Băng va chạm nhau vỡ vụn ra khiến không thể đặt tên gọi.

Các hình ảnh vệ tinh bổ sung chụp vào tháng trước cho thấy hàng nghìn tỷ tấn băng tan ra khỏi Nam Cực bắt đầu trôi dạt ra biển.

Một khối băng khổng lồ, được gọi là A68, có kích thước bằng hoặc gấp 4 lần kích thước London, đã bị vỡ ra vào tháng 7 sau khi vết nứt bắt đầu hình thành vào năm 2014.

Các nhà khoa học cho rằng Trái Đất nóng lên không phải là nguyên nhân làm băng vỡ ra.

Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 6.

Băng trôi gần một hòn đảo thuộc bán đảo Nam Cực.

Tiến sĩ Natalie Robinson, một nhà vật lý biển thuộc Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển của New Zealand cho biết: đây là hiện tượng bình thường, nếu là tương đối lớn thì nó rất khác so với các thềm băng lân cận sụp đổ.

Tuy nhiên, giáo sư Nancy Bertler, thuộc Trung tâm nghiên cứu Nam Cực thuộc Đại học Victoria, Wellington (Australia) cho biết: sự nóng lên toàn cầu và lỗ hổng trong tầng ozone đã gây ra tan vỡ đột ngột rất nhiều thềm băng trong khu vực. Một số thềm băng đã được chứng minh tồn tại từ 10.000 năm trở lên.

Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 7.

Hành ảnh thềm băng Larsen C và tảng băng vỡ ra chụp vào ngày 16/9/2017.

Vào đầu tháng 7, một vết nứt khổng lồ trên thềm lục địa Larsen C ở Nam Cực đã làm hàng tỷ tấn băng tan vỡ. Đây là lần băng vỡ lớn thứ 3 từng được ghi nhận.

Mặc dù tảng băng trôi đã tan vỡ vào ngày 10-12/7, nhưng các nhà khoa học đã rất khó khăn để chụp ảnh tảng băngA-68 vì Nam Cực đang trải qua mùa đông.

Kể từ khi tách ra, các nhà nghiên cứu dựa vào các vệ tinh cực như Sentinel-1, sử dụng radar để soi qua lớp mây dày.

Nhưng trong vài ngày cuối tháng 7, công ty vệ tinh Deimos Imaging của Tây Ban Nha đã dùng cặp vệ tinh Deimos-1 và Deimos-2 chụp ảnh kết hợp.

Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 8.

Hình ảnh tảng băng A68 chụp bằng vệ tinh Deimos-1 và Deimos-2 kết hợp lại.

Vệ tinh Deimos-1 chụp hình ảnh góc rộng, độ phân giải trung bình. Vệ tinh Deimos-2 chụp những bức ảnh có độ phân giải cao.

Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 9.

Hình ảnh do vệ tinh Deimos-1 chụp.

Khi kết hợp lại có thể cho ra hình ảnh góc nhìn rộng, cho thấy quy mô mức độ tan vỡ của thềm băng Larsen C và xem cận cảnh chi tiết.

Những hình ảnh mới theo sau tin tức rằng các vết nứt đang lan rộng, tảng băng A-68 tách ra khỏi thềm băng Larsen C.

Các nhà khoa học đã đưa ra hình ảnh vệ tinh vào thời điểm bán đảo Nam Cực bị mất 10% diện tích của nó hồi đầu tháng này.

Kể từ đó, các chuyên gia đã theo dõi số phận của tảng băng trôi khổng lồ khi một vết nứt xuất hiện giữa đất liền và nước đóng băng.

Họ đã phát hiện ra rằng các vết nứt vẫn đang lớn dần trên thềm băng và nếu cứ tiếp tục như vậy có thể là thềm băng sụp đổ.

Nếu toàn bộ thềm băng Larsen C sụp đổ, băng sẽ làm tăng mực nước biển toàn cầu lên 10cm.

Vệ tinh Copernicus Sentinel-1 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã nhận thấy rằng kể từ khi vỡ ra, tảng băng đã trôi dạt khỏi thềm băng Larsen-C. Giờ đây, rõ ràng đại dương mở ra khoảng 5km giữa tảng và thềm băng.

Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 10.

Hình ảnh do vệ tinh Sentinel-1 ghi nhận trước và sau khi tảng băng tách ra khỏi thềm băng Larsen-C.

Một cụm của hơn 11 tảng băng trôi nhỏ hơn đã hình thành, lớn nhất trong số đó dài 13km. Các chuyên gia mô tả những mảnh băng này đã phá vỡ cả tảng băng trôi khổng lồ và thềm băng còn lại.

Tiến sĩ Hogg - một nhà nghiên cứu của ESA ở trung tâm quan sát và mô hình cực tại Leeds (Anh), nói: "Các hình ảnh vệ tinh cho thấy rất nhiều hành động liên tục trên thềm băng Larsen-C".

"Chúng tôi thấy rằng những vết nứt còn lại tiếp tục phát triển theo một đặc trưng hỗ trợ cấu trúc quan trọng cho thềm băng còn lại."

Lại 1 tảng băng lớn gấp 4 lần London tách vỡ ở Nam Cực, nguyên nhân rất đáng lo ngại - Ảnh 11.

Hình ảnh do vệ tinh Sentinel-1 chụp tảng băng A68 vào ngày 30/7.

Có vẻ như câu chuyện của thềm băng Larsen-C chưa thể kết thúc.

Nguồn bài và ảnh: Daily Mail


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại