Là kẻ thù không đội trời chung nhưng khi Khổng Minh vừa "trút hơi thở cuối cùng", Tư Mã Ý đã hét lên 5 chữ, người người nghe thấy đều phải bội phục

Dương Mộc |

Chỉ 5 chữ ấy đã bộc lộ rõ nội tâm suy nghĩ của Tư Mã Ý khi chứng kiến Thục quốc mất đi Khổng Minh, lại khiến lòng người thêm bái phục cái tâm cái tầm của họ Tư Mã.

Tam Quốc Diễn Nghĩa không thể bỏ qua những màn "đấu trí, đấu dũng" kinh điển giữa Khổng Minh Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý. 

Ai cũng biết, Gia Cát Lượng vốn được mệnh danh thần cơ diệu toán - tức là có mưu kế thần tình, mưu hay chước giỏi. 

Ông được coi là hóa thân của trí tuệ, thể hiện qua các tình tiết như hỏa thiêu Tân Dã, đấu khẩu với đám quan lại "hủ nho" Đông Ngô, ba lần nhìn thấu mưu kế của Chu Du, 7 lần bắt được nhưng lại thả Mạch Hoạch, mắng Vương Lãng. 

Từ khi Lưu Bị có Gia Cát thì đánh đâu thắng đó, thế lực lớn mạnh ngang với Tào Tháo, Tôn Quyền để chia ba đất nước Trung Quốc rộng lớn. 

Tất cả đã làm nên một kỳ phùng địch thủ có một không hai cho Tư Mã Ý, người duy nhất thành công giành cả thiên hạ về tay mình.

Ở thời kỳ đầu mới vừa lập nghiệp, Lưu Bị nóng lòng cầu hiền tài, vất vả mãi mới có được mưu sĩ Từ Thứ thì chẳng bao lâu sau đã bị Tào Tháo cướp người đi mất. 

Không còn cách nào khác, Lưu Bị bèn nghe theo lời đề cử cuối cùng của Từ Thứ, đến chỗ ẩn sĩ Tư Mã Huy để mời bằng được Gia Cát Lượng về giúp sức cho mình. 

Tại đây, Lưu Bị đã được Tư Mã Huy chỉ điểm rằng: "Có được Ngọa Long Khổng Minh hoặc Phượng Sồ Bàng Thống, ngài sẽ có cơ hội bình định thiên hạ này."

Nghe vậy, Lưu Bị càng thêm quyết tâm mời bằng được Khổng Minh, không tiếc 3 lần tới cửa cầu hiền, nhiều lần trắc trở. 

Đến cuối cùng, thành ý của ông đã khiến Gia Cát Lượng bằng lòng xuống núi và lập tức dâng lên đối sách Long Trung làm đại lễ. Gia Cát Lượng đề xuất "bắc địch Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền" để tạo ra một ranh giới rõ rệt giữa kẻ thù (Tào Ngụy) và đồng minh (Tôn Ngô), biến Long Trung đối sách trở thành nền tảng giúp Lưu Bị đánh chiếm đất nhằm tạo thế chân vạc với hai thế lực chính thời bấy giờ là Tào Tháo và Tôn Quyền, đặt mục tiêu tối thượng là một lần nữa thống nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của họ Lưu.

Là kẻ thù không đội trời chung nhưng khi Khổng Minh vừa trút hơi thở cuối cùng, Tư Mã Ý đã hét lên 5 chữ, người người nghe thấy đều phải bội phục - Ảnh 1.

Nhân vật Khổng Minh trên phim Trung Quốc.

Sau đó, khi Tào Tháo lãnh đạo quân đội công kích, Lưu Bị và Tôn Quyền trở thành đồng minh cùng tham gia chiến đấu chống lại quân Tào, tạo nên trận đại chiến Xích Bích. 

Sau trận đánh đó, cái tài bày mưu nghĩ kế của Khổng Minh lại càng nổi danh trong khi Tào Tháo kiêu ngạo ngang ngược phải mang quân chạy trốn. 

Nối tiếp chiến thắng ấy, Gia Cát Lượng tiếp tục hỗ trợ Lưu Bị chiếm Kinh Châu, phá Ích Châu, lập Thành Đô và xây dựng Thục Quốc. Từ đó, thế "thiên hạ chia ba" chính thức được xác lập giữa Lưu Bị với Tào Tháo và Tôn Quyền.

Suốt thời gian cầm quyền, Lưu Bị chưa khi nào thôi khâm phục và tin tưởng vào tài năng của Gia Cát Lượng. 

Đến khi chuẩn bị nhắm mắt xuôi tay, ông cũng yên tâm giao phó thái tử Lưu Thiện còn ít tuổi lại cho Khổng Minh dìu dắt và dặn dò: "Tài thừa tướng gấp mười Tào Phi, tất yên định được nhà nước, làm nên việc lớn. 

Đối với con trẫm, nếu có thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài, hãy tự thay đi!". Gia Cát Lượng nghe xong thì bật khóc và một mực từ chối, thề sẽ trung thành tận tâm với Lưu Thiện đến cùng.

Gia Cát Lượng nói được làm được. Vào thời điểm đó, Thục quốc vốn là quốc gia yếu nhất trong Tam quốc nhưng Khổng Minh vẫn bày kế 6 lần Bắc phạt - "lục xuất Kỳ Sơn", đánh cho Ngụy quốc nhiều lần thua trận, chật vật chạy trốn và tiêu hao vô số binh lực. 

Trong thời gian đó, những màn đấu trí đấu dũng kinh điển hào hùng của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý khiến người ta phải bội phục vạn phần.

Là kẻ thù không đội trời chung nhưng khi Khổng Minh vừa trút hơi thở cuối cùng, Tư Mã Ý đã hét lên 5 chữ, người người nghe thấy đều phải bội phục - Ảnh 2.

Tư Mã Ý nhiều lần bội phục Khổng Minh.

Tuy nhiên, do làm việc vất vả, lao tâm khổ trí quá độ, tháng 8 năm 234, trong lần Bắc phạt thứ 6, Gia Cát Lượng sinh bệnh nặng, nằm trên giường bệnh dặn dò tâm phúc: "Trước mắt sự nghiệp bắc phạt chưa thành công, hy vọng đại thần triều đình vẫn một lòng như cũ, tận tâm phò tá Lưu Thiện, kế tục hoàn thành sự nghiệp phục hưng nhà Hán mà mình chưa hoàn thành được. 

Hãy chuyển lời cho nhà vua rằng: Không cần đưa về Thành Đô chôn cất, cứ an táng tại tiền tuyến là được, để tượng trưng chí hướng "da ngựa bọc thây chết ở sa trường".

Cuối tháng đó, Gia Cát Lượng bệnh mất ngay trong doanh. Trong cuốn "Tấn Dương thu" của Tôn Thịnh đời Đông Tấn có chép: "Truyền thuyết kể rằng vào hôm Gia Cát Khổng Minh từ trần, ở trên khoảng trời phía bắc, có một ngôi sao đỏ rất lớn, từ phía đông bắc theo hướng tây nam chợt lóe sáng rồi tắt đi...".

Ngay khi nghe tin xác định Gia Cát Lượng Khổng Minh qua đời, Tư Mã Ý đã ngửa đầu hô lớn: "Thiên hạ mất kỳ tài!" 5 chữ như một lời thở dài ai thán thể hiện quy tắc xử thế và lòng kính trọng những đối thủ vừa có tâm vừa có tầm như Gia Cát Lượng của Tư Mã Ý.

Ông lấy nước thay rượu tế Khổng Minh, nước mắt tuôn trào, nếu như không có con trai nhắc rằng quân nước Ngụy đang đứng phía sau thì ông còn định quỳ xuống mà tế lạy rằng: "Ông một đời thanh bạch, giống như bát nước vậy, tuy tôi với ông là địch thù với nhau, nhưng tôi luôn coi ông là tri ân, Khổng Minh, để tôi kính ông một lời, Tiên Sinh!".

Một khắc ấy, Tư Mã Ý sâu sắc cảm thấy rằng từ đó trở đi, ông sẽ không bao giờ tìm được một đối thủ kỳ tài ngút trời đáng khâm phục như Khổng Minh Gia Cát Lượng nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại