Là bác sĩ ICU kỳ cựu 22 năm, tôi nhận ra sự thật đau lòng: Suy sụp của người trưởng thành chính là ĐIỀU này

Ứng Hà Chi |

"Đối với bệnh nhân, chỉ cần còn một tia hy vọng, tôi không nỡ buông tay. Đối với gia đình, tôi chăm sóc họ nghiêm túc, cẩn thận hơn cả chăm sóc bản thân. Đối với bản thân, tôi kiên trì tập thể dục và khám sức khỏe mỗi năm", vị bác sĩ làm việc tại ICU nhấn mạnh.

ICU (Phòng chăm sóc đặc biệt) luôn được gọi là "nơi gần cái chết nhất", là điểm giao thoa giữa sự sống và cái chết. Tuy nhiên, đây cũng là nơi có nhiều điều kỳ diệu nhất.

Bo Shining là một bác sĩ làm việc tại phòng ICU, ông đã có những chia sẻ cảm động trên Toutiao (MXH Trung Quốc) về những câu chuyện từng chứng kiến. Ông là chuyên gia về y học tại Bệnh viện số 3 (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) và là bác sĩ ICU cấp cao với 22 năm kinh nghiệm. Ông đã tham gia điều trị hàng chục nghìn trường hợp nguy kịch trong nhiều năm.

Sau khi em trai bị bệnh nặng, tôi quyết định làm việc ở phòng ICU

Trước khi tốt nghiệp, vốn dĩ tôi muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật, nhưng sau đó, em trai tôi lâm bệnh nặng, khiến tôi quyết định làm việc trong phòng ICU.

Đó là năm 1997, em trai tôi 20 tuổi, sau vài ngày sốt cao, bị phù nề, suy thận cấp. Nếu không điều trị, 80% - 90% bệnh nhân sẽ chuyển sang suy thận giai đoạn cuối và tử vong trong vòng 6 tháng. Ngay cả khi sống sót, thận của em cũng mất chức năng và sẽ phải chạy thận trong quãng đời còn lại.

Thật đáng tiếc khi em trai mắc phải một căn bệnh nan y ở độ tuổi đẹp nhất. Nhưng khi một giáo sư đi khảo sát, ông ấy kiểm tra da và nước tiểu của em trai, nói rằng chẩn đoán và điều trị của chúng tôi là sai. Giáo sư cho biết em trai tôi sốt cao, suy thận cấp, dễ chảy máu nên rất có thể bị sốt xuất huyết. Bệnh này có thể chữa khỏi bằng cách lọc máu và điều trị bằng thuốc kháng virus.

Quả nhiên, vài ngày sau, em tôi đã bình phục và được xuất viện. Từ đó tôi quyết tâm trở thành bác sĩ ICU.

Là bác sĩ ICU kỳ cựu 22 năm, tôi nhận ra sự thật đau lòng: Suy sụp của người trưởng thành chính là ĐIỀU này- Ảnh 1.

Tôi đã tham gia điều trị hàng chục nghìn ca nguy kịch nhưng tôi vẫn nhớ trường hợp tử vong đầu tiên sau khi vào ICU. Đó là một ông lão đi khắp tỉnh để chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối và bị suy hô hấp. Tình trạng của ông rất nguy kịch, tôi muốn cứu ông nhưng vi khuẩn mà bệnh nhân nhiễm kháng tất cả các loại kháng sinh. Hàng ngày tôi đều bàn kế hoạch điều trị với các bác sĩ khác để tìm ra phương pháp tối ưu. 

Thời gian trôi qua, tôi thậm chí coi ông già như người thân của mình. Tôi thực sự rất buồn khi thấy bệnh tình của ông ngày càng nặng hơn. Ngày ông qua đời, tôi đã bật khóc. Cái chết của ông lão khiến tôi hụt hẫng, thất vọng. Tôi không ngừng suy nghĩ xem mình có mắc sai sót gì trong quá trình điều trị hay không. 

Vì làm việc ngày càng lâu nên tôi ít khóc hơn. Trong các trường hợp, tôi có thể nhìn nhận khoa học và hợp lý hơn. Trước tiếng kêu của bệnh nhân và người nhà, tôi cũng phải giữ bình tĩnh và đưa ra lời khuyên tốt nhất. Tôi đã chọn ra 19 câu chuyện chạm đến cảm xúc và ghi lại trong cuốn sách “Đời tôi như sợi chỉ, tôi sẽ không buông tay”. 

Mục đích ban đầu khi viết cuốn sách là kể một số câu chuyện của bệnh nhân, người nhà và cả tôi khi đối mặt giữa sự sống - cái chết. Càng viết, tôi càng tâm huyết và có thể ghi lại bất cứ ở đâu: Trên xe bus, trong phòng trực, khi đi dạo,... Mọi chi tiết đều hiện lên trong đầu tôi như một cuốn phim.

Tôi cũng suy nghĩ: Liệu bệnh nhân và gia đình họ có thực sự đưa ra được quyết định đúng đắn khi mạng sống của họ đang bị đe dọa? Thật ra có rất nhiều sự lựa chọn, không có đúng sai tuyệt đối, chủ yếu phụ thuộc vào việc nó có phù hợp với mong muốn của người bệnh hay không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân không thể bày tỏ được ý kiến, chỉ có thể trông cậy vào người nhà. Đây chính là công việc khó khăn nhất của những người trưởng thành khi phải chứng kiến người thân nắm trên giường bệnh, thậm chí sắp rời xa cõi đời. 

Là bác sĩ ICU kỳ cựu 22 năm, tôi nhận ra sự thật đau lòng: Suy sụp của người trưởng thành chính là ĐIỀU này- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Chứng kiến nhiều chuyện đau lòng tôi đề xuất 3 giải pháp:

- Đầu tiên, trước khi bị bệnh nặng: Bạn hãy tìm người mà bạn tin tưởng để bày tỏ mong muốn trong mọi chuyện, từ phương pháp trị bệnh, con cái, cuộc sống,... Và mọi lời khuyên cần có sự tư vấn của bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn.

- Thứ hai, quá trình điều trị bệnh cần sự đồng hành của người thân: Những người thân cần bên người bệnh lúc này để giúp họ vượt qua sự đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Những cái ôm, cái nắm tay, lời động viên có tác dụng rất to lớn. 

- Thứ ba, đừng bao giờ bỏ cuộc: Người bệnh cần nỗ lực trong quá trình điều trị. Khi bệnh đã đến giai đoạn nặng và không thể cứu chữa, người nhà vẫn phải tiếp tục chăm sóc người bệnh và xoa dịu nỗi đau cho người bệnh. Người nhà không thể về việc ngưng điều trị bởi sẽ khiến người bệnh mất buồn tủi, mất khao khát sự sống. 

Là bác sĩ ICU trong 22 năm, tôi đặc biệt trân trọng cuộc sống, bao gồm cả mạng sống của bệnh nhân, người nhà và cuộc sống của chính mình. Đối với bệnh nhân, chỉ cần còn một tia hy vọng, tôi không nỡ buông tay. Đối với gia đình, tôi chăm sóc họ nghiêm túc, cẩn thận hơn cả chăm sóc bản thân. Đối với bản thân, tôi kiên trì tập thể dục và khám sức khỏe mỗi năm.

Cuộc sống quá quý giá, tôi trân trọng từng ngày và trâng trọng cả sự sống xung quanh mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại