Kỳ truyện 'tổ sư phụ đạo mộ' duy nhất trên thế giới có thể tìm được lối vào lăng Tần Thủy Hoàng

San San |

Trộm hơn 200 cổ mộ, kiếm được gần 2000 tỷ đồng, đến khi bị xử tử hình, "đệ nhất cao thủ bên ngoài biên giới" từng đào tạo ra 9 nhóm trộm mộ có tiếng ở Trung Quốc thốt lên: "Tôi có thể tìm được lối vào lăng Tần Thủy Hoàng".

Trong bộ phim "Ma thổi đèn – Tầm long quyết" từng có câu thoại: 'Tìm rồng mò vàng là phải xem triền núi, m t tác phẩm kinh điển của đại sư Dương Quân Tùng, bậc thầy về phong thủy thời nhà Đường.

 Đây là cuốn sách điển hình và đáng tin nhất nói về long mạch và điềm báo địa long, được vận dụng vào trong long mạch phong thủy để chấn hưng gia nghiệp. "Long" ở đây không thật sự ám chỉ một con rồng, mà nói tới long mạch, cũng là nơi có chứa bảo vật.

 Nhiều năm trở lại đây, các tiểu thuyết và phim về đề tài trộm mộ nổi lên không ngừng ở Trung Quốc, mặc dù là do ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa cổ đại, nhưng trên thực tế trong mắt của giới đạo mộ thực thụ, đây chỉ là diễn kịch cho trẻ con xem mà thôi.

Kỳ truyện tổ sư phụ đạo mộ duy nhất trên thế giới có thể tìm được lối vào lăng Tần Thủy Hoàng - Ảnh 1.

Nhiều năm trở lại đây, các tiểu thuyết và phim về đề tài trộm mộ nổi lên không ngừng ở Trung Quốc, mặc dù là do ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa cổ đại, nhưng trên thực tế trong mắt của giới đạo mộ thực thụ, đây chỉ là diễn kịch cho trẻ con xem mà thôi.

Diêu Ngọc Trung (Yao Yuzhong) sinh ra tại làng Tân Phòng, huyện Ninh Thành, thành phố Xích Phong, Nội Mông vào năm 1962. Cha của hắn là một thợ thủ công mây tre. Đan giỏ tre là nghề do tổ tiên của dòng họ Diêu truyền lại.

 Trong số bảy anh em, Diêu Ngọc Trung là người có đầu óc linh hoạt và tay nghề giỏi nhất, bất cứ khi nào có thời gian, hắn đều mang đồ ra bán trên vỉa hè và kiếm rất nhiều tiền cho gia đình.

 Điều đặc biệt là Diêu Ngọc Trung rất thích đọc sách, Tuy nhiên, những gì hắn đọc không phải là kiến thức phổ học như toán hay tiếng Trung, mà là về "phong thủy" như "Kỳ môn thuân giáp", "Dịch kinh"….

Trên thực tế, lý do khiến Diêu Ngọc Trung quan tâm đến phong thủy thực sự là do ảnh hưởng bởi địa lý và văn hóa đặc biệt nơi hắn sống. Quê hương của Diêu Ngọc Trung – Xích Phong, đối với giới khảo cổ mà nói là một "hồng sơn" nổi tiếng. Khi Lương Tư Vĩnh – nhà nghiên cứu giáo dục làm công tác khảo cổ ở "Hồng sơn", ông đã tìm thấy rất nhiều mảnh gốm, vì vậy ông gọi nền văn minh cổ đại ra đời ở đây là "Văn hóa Hồng Sơn".

 Chính vì điều này mà đối với người dân làng Tân Phường, việc thường xuyên nhặt đồ cổ về nhà đã trở thành chuyện bình thường. Thậm chí có khi một cơn mưa to có thể làm lộ ra rất nhiều đồ cổ, bất kể là đồ gốm hay đồ ngọc, dân làng đều nhặt tất. Đối với họ, những món đồ có từ hơn 5000 năm trước này không có gì đặc biệt cả.

Kỳ truyện tổ sư phụ đạo mộ duy nhất trên thế giới có thể tìm được lối vào lăng Tần Thủy Hoàng - Ảnh 3.

Khi Lương Tư Vĩnh – nhà nghiên cứu giáo dục làm công tác khảo cổ ở "Hồng sơn", ông đã tìm thấy rất nhiều mảnh gốm, vì vậy ông gọi nền văn minh cổ đại ra đời ở đây là "Văn hóa Hồng Sơn".

Đáng tiếc là họ không nhận ra giá trị của cổ vật, hễ có người đến mua là họ đưa hai tay ra mời. Kết quả là những cổ vật này đã được giao dịch liên tiếp với giá 50 NDT (gần 200 nghìn đồng) và cao nhất 100 nhân dân tệ (khoảng 350 nghìn đồng). Cùng với việc văn hóa Hồng Sơn ngày càng nổi tiếng, giá trị của các cổ vật văn hóa cũng chắc chắn tăng lên, chất lượng cuộc sống của những người dân làng đổi đồ lấy tiền cũng được cải thiện rất nhiều.

 Theo thời gian, Diêu Ngọc Trung nảy sinh suy nghĩ khác, "dựa vào trời kiếm ăn" chẳng thực tế chút nào nữa. Những cổ vật văn hóa này đều đáng giá như vậy, chúng lại nằm dưới lòng đất, vậy thì chỉ cần hắn tìm ra vị trí đó, không phải sẽ phát tài sao?

Kỳ truyện tổ sư phụ đạo mộ duy nhất trên thế giới có thể tìm được lối vào lăng Tần Thủy Hoàng - Ảnh 4.

Những ai am hiểu về khảo cổ học Trung Quốc chắc chắn đều biết đến cái tên Diêu ngọc Trung. Hắn có sở thích leo núi. Trong ngôn ngữ của giới đạo mộ , hoạt động này được gọi là "điểm huyệt". Hắn biết có thể tìm được "đất sống" ở chỗ nào, và biết cách lợi dụng địa hình và chiêm tinh để xác định vị trí cụ thể của mộ thất. Cứ như vậy, việc trộm mộ sẽ dễ dàng hơn vào ngày hôm sau, tiết kiệm thời gian và những rắc rối không đáng có.

Vì vậy, Diêu Ngọc Trung bắt đầu đọc rất nhiều sách và tìm hiểu về các cổ vật văn hóa. Để đến các viện bảo tàng và thực hiện những chuyến khảo sát, hắn đã thay đổi hoàn toàn hình ảnh của mình: đeo kính gọng vàng, mặc những bộ đồ đặc sệt "Tôn Trung Sơn", cả người toát lên một dáng vẻ giáo sư trẻ uyên bác lịch lãm.

 Sau đó, Diêu Ngọc Trung từ từ nuôi dưỡng sở thích leo núi. Trong ngôn ngữ của giới đạo mộ , hoạt động này được gọi là "điểm huyệt". Hắn biết có thể tìm được "đất sống" ở chỗ nào, và biết cách lợi dụng địa hình và chiêm tinh để xác định vị trí cụ thể của mộ thất. Cứ như vậy, việc trộm mộ sẽ dễ dàng hơn vào ngày hôm sau, tiết kiệm thời gian và những rắc rối không đáng có.

Kỳ truyện tổ sư phụ đạo mộ duy nhất trên thế giới có thể tìm được lối vào lăng Tần Thủy Hoàng - Ảnh 6.

Diêu Ngọc Trung có hai biệt danh rất lớn, một là "đệ nhất cao thủ bên ngoài biên giới" và hai là "tổ sư phụ đạo mộ ". Bởi hắn đã từng là người đạo tạo ra 9 nhóm trộm mộ có tiếng ở Trung Quốc. Hiếm có ai có thể sánh ngang với Diêu Ngọc Trung trong nghề.

Ngoài ra, Diêu ngọc Trung có một khả năng cực tốt, không chỉ có thể tìm ra vị trí của ngôi mộ trên núi mà còn có thể phán đoán được người được chôn trong ngôi mộ . Nếu chủ nhân của ngôi mộ không có danh tính, hắn tuyệt đối sẽ không thèm trộm mộ bởi bên trong không có đồ vật giá trị gì.

 Ngoài ra, công cụ mà Diêu ngọc Trung sử dụng để trộm mộ cũng rất phổ biến. Những kẻ trộm mộ khác sử dụng thiết bị công nghệ cao như "máy quét ba chiều", nhưng thứ mà hắn sử dụng lại chỉ là những đoạn thép với đủ kích thước khác nhau. Với một chiếc đèn pin có ánh sáng đủ lớn, chỉ cần hắn cắm miếng thép xuống đất trong một khoảng thời gian, hắn có thể phán đoán liệu có một ngôi mộ lớn bên dưới hay không từ màu sắc của thanh thép.

Kỳ truyện tổ sư phụ đạo mộ duy nhất trên thế giới có thể tìm được lối vào lăng Tần Thủy Hoàng - Ảnh 7.

Năm 2015, Diêu Ngọc Trung sa lưới pháp luật. Nhằm giảm nhẹ tội, hắn đã thốt lên trước vành móng ngựa rằng mình có thể tìm ra lối vào lăng Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, "lời hứa" của hắn không có giá trị trước pháp luật. Cuối cùng, Diêu Ngọc Trung bị kết án tử hình treo và phải ngồi tù nửa đời sau.

Bằng cách này, từ năm 2013 đến năm 2014, Diêu Ngọc Trung lần lượt trộm hơn 200 ngôi mộ cổ, thu lợi tới hơn 500 triệu tệ (khoảng gần 2000 tỷ đồng). Những ai am hiểu về khảo cổ học Trung Quốc chắc chắn đều biết đến cái tên Diêu ngọc Trung. Hắn có hai biệt danh rất lớn, một là "đệ nhất cao thủ bên ngoài biên giới" và hai là "tổ sư phụ đạo mộ ".

 Bởi hắn đã từng là người đạo tạo ra 9 nhóm trộm mộ có tiếng ở Trung Quốc. Hiếm có ai có thể sánh ngang với Diêu Ngọc Trung trong nghề.

Năm 2015, Diêu Ngọc Trung sa lưới pháp luật. Nhằm giảm nhẹ tội, hắn đã thốt lên trước vành móng ngựa rằng mình có thể tìm ra lối vào lăng Tần Thủy Hoàng" target="_blank">Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, "lời hứa" của hắn không có giá trị trước pháp luật. Cuối cùng, Diêu Ngọc Trung bị kết án tử hình treo và phải ngồi tù nửa đời sau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại