Mời độc giả theo dõi phần 1 TẠI ĐÂY.
Oda Nobunaga được coi là người đặt nền móng cho sự thống nhất hoàn toàn của Nhật Bản vào thời Chiến quốc, và cũng là 1 trong những vị tướng đầu tiên ưa sử dụng, phân cấp binh sĩ theo tài năng, chiến công chứ không dựa vào máu mủ, dòng họ như trước đây.
Tuy nhiên, trên chiến trường Oda là 1 người vô cùng tàn nhẫn, trong quá trình chấm dứt sự trị vì của Mạc phủ Muromachi, Nobunaga cũng từng tấn công phái Ikko đối địch và ra lệnh cho người nổi lửa thiêu chết 2 vạn tín đồ của phái này.
Chính điều này khiến ông có thêm cái tên Quỷ Vương!
Cuộc đời của Oda Nobunaga không lúc nào thiếu vắng chiến tranh, nó nhiều đến nỗi có người nói Oda sinh ra là để chiến đấu và chết đi cũng bởi chiến đấu.
Những năm sau này, Quỷ Vương lần lượt phải đối đầu với rất nhiều đối thủ mạnh và khó nhằn như: Con hổ vùng Kai - Takeda Shingen, tàn dư của phái Ikko hay cha con kiêu hùng nhà Matsunaga - những người sẵn sàng thực hiện nghi thức mổ bụng seppuku để tự sát sau khi thua cuộc... Nhưng đến cuối cùng, kẻ thắng vẫn là thiên tài quân sự Oda Nobunaga.
Tư tưởng quân sự kiểu mới
Thay vì sử dụng những samurai chân chính và hùng mạnh, Oda ưa thích việc bỏ tiền ra cho đám lính đánh thuê hơn. Và tất nhiên khi tham chiến họ mới là bên thua trận. Ông thua nhiều đến nỗi, không biết bao nhiêu lần các gia thần khuyên can và năn nỉ xin được ra tiền tuyến, đánh 1 trận thống khoái với kẻ thù.
Nhưng Oda Nobunaga vẫn bỏ ngoài tai tất cả mà kiên định với niềm tin: "Chính đám lính đánh thuê yếu đuối ấy sẽ giúp ông thu được cả thiên hạ".
Sở dĩ ông có suy nghĩ như vậy là bởi, thời bấy giờ, ngoài các vị tướng, các samurai danh giá thì nòng cốt quân đội chính là "lính nông dân". Có nghĩa là họ vừa là lính vừa là nông dân. Ưu điểm là được đào tạo tốt, đánh nhau giỏi nhưng mỗi khi đến mùa vụ là bên lại phải tạm ngừng chiến để lo xong việc đồng áng mới tiếp tục được.
Còn về đám lính đánh thuê, tuy có thể không tinh nhuệ bằng nhưng muốn đánh lúc nào cũng được, muốn số lượng ra sao cũng xong! Rất nhiều lần Oda chờ đến mùa vụ rồi chỉ cần 3-4 ngàn quân cũng chiến thắng được thành trì địch bởi khi đó chỉ có vài chục lính canh.
Sau này họ có thể chiếm lại thành nhưng cứ đến mùa vụ là lại bị thua tan tác bởi đám lính đánh thuê của Nobunaga.
Ngoài ra, khi số lượng đám lính đánh thuê giảm, chỉ cần bỏ thêm tiền là có thể bổ sung ngay lập tức, khác hoàn toàn với bên phía kẻ địch, những binh lính nông dân còn phải lo cho gia đình mình và cả gia đình của những đồng đội đã mất, và hiếm khi có thể tăng số lượng nhanh trong 1 thời gian ngắn.
Cứ dần dần như vậy, họ thà từ từ bị "thuyết hóa" và chịu thần phục dưới sự cai trị của Oda. Phương pháp chiến đấu này tuy có thể áp dụng vào thời đó nhưng lại cực kỳ tốn kém, đổi lại, Quỷ Vương có thể giữ được những binh lính tinh nhuệ mà vẫn có thể chiến thắng.
Tầm nhìn kinh tế chiến lược
Không chỉ giỏi giang trong những trận đánh, Nobunaga còn cho thấy mình là 1 người có tầm nhìn kinh tế chiến lược.
Biết được điểm yếu trong tư duy quân sự của mình là tài chính, lúa gạo từ những lãnh địa chiếm được cũng không đủ cho cách đánh dai dẳng đó, Nobunaga liền nghĩ ra cơ chế: Chợ vui, tổ buôn vui.
Tạo hình của Oda Nobunaga trong các sản phẩm hiện đại.
Trước đây, mọi hình thức buôn bán đều phải đóng thuế lưu thông cho các đến chùa, hào trưởng khi đi qua cửa quan. Nhưng Quỷ Vương mạnh dạn bãi bỏ cơ chế này. Những tưởng như vậy thì không thể thu được thuế, nhưng Oda có cách khác để kiếm tiền!
Việc bãi bỏ các cửa quan đồng nghĩa với việc Oda có thể tạo ra sự tự do hóa, làm kinh phí lưu thông giảm bớt, có thể bán đắt các sản vật tại lãnh địa cai quản để rồi mua súng ông với giá rẻ hơn nhiều. Cái đó mới là điều mà Nobunaga hướng tới.
Nói rõ hơn, việc mất tiền lưu thông ở các cửa quan sẽ khiến chính Oda Nobunaga chịu tổn thất nhiều ngoài tiền hàng bởi số lượng mua là rất lớn. Nay, bãi bỏ được luật lệ này, ông có thể giảm bớt 1 khoản chi phí khổng lồ. Có thể thu nhập tài chính nhất thời giảm nhưng nếu xét về lâu dài, kinh tế tại các lãnh địa tăng lên thì nguồn thu nhập của ông cũng tăng lên.
Kết thúc bi thảm của vĩ nhân tài giỏi bậc nhất lịch sử
Dù bạo ngược nhưng phải nói những gì Oda Nobunaga làm được thực sự đáng khâm phục. Chính ông là người đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước hoàn toàn, truyền lại được giấc mơ của mình cho những kẻ kế cận.
Không những thế, cũng chính Oda là người sáng tạo nên hàng loạt những phương pháp, cơ chế mới về quân sự, tổ chức, kinh tế, xã hội cho Nhật Bản thời bấy giờ.
Đây là điều khiến hậu thế băn khoăn không biết nên đánh giá công - tội của Oda Nobunaga như thế nào.
Biến cố lịch sử khi Oda Nobunaga bị đánh úp tại chùa Honnouji.
Thế nhưng, khi đang đứng trên đỉnh cao danh vọng, Nobunaga lại bị "đâm lén" bởi chính những thuộc hạ thân tín của mình. Năm 1582, sau khi ông đánh thắng Takeda Shingen, đánh bại cả Uesugi Kenshin trong trận Matsukura, thì bất ngờ bị em vợ là Akechi Mitsuhide bao vây và phóng hỏa thiêu đốt khi ông đang trong chùa.
Nhiều tài liệu ghi lại rằng, không cam tâm trước nghịch cảnh, Oda Nobunaga đã tự quyết định số phận của mình khi thực hiện nghi thức mổ bụng tự sát để có thể chết trong danh dự của 1 samurai.
Điều đặc biệt là tuy vậy, nhưng không ai có thể tìm thấy xác của Oda Nobunaga, chính điều này càng làm dấy lên nhiều truyền thuyết và giai thoại đáng sợ về Quỷ Vương độc nhất của Nhật Bản.
Tham khảo nhiều nguồn