Sức mạnh vô địch của "tổ ong khổng lồ": Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp

Trang Ly |

Sức mạnh vô địch của nó khiến NASA cũng phải thán phục.

SpaceX đã phóng siêu tên lửa Starship - tên lửa mạnh nhất trên Trái đất, trong chuyến bay thử nghiệm lần thứ hai vào ngày 18/11/2023. Mặc dù tổ hợp tên lửa Super Heavy - tàu vũ trụ Starship (gọi chung hệ thống này là Starship) phát nổ ít phút sau khi phóng nhưng việc hai tầng của hệ thống phóng tách thành công đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với SpaceX.

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 1.

Hệ thống tên lửa - tàu vũ trụ mang tên Starship của SpaceX cao 121 mét bắt đầu chuyến bay thử nghiệm lần thứ hai của mình. Ảnh: SpaceXFP

SpaceX ca ngợi chuyến bay thử nghiệm thứ hai của Starship đã "chạm tới vũ trụ": Bay cao hơn, xa hơn và lâu hơn so với lần phóng thử đầu tiên hồi tháng 4 cùng năm. Sau lần phóng này, công ty của tỷ phú Elon Musk sẽ nghiên cứu chuyến bay để thực hiện bất kỳ cải tiến nào cần thiết cho lần phóng tiếp theo.

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 2.

Nhnxg giây phút đếm ngược trước khi Starship cất cánh lên vũ trụ. Ảnh: SpaceX

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 3.

Starship cất cánh. Ảnh: SpaceX

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 4.

Đây là màn trình diễn công nghệ đỉnh cao nhất thế giới... Ảnh: SpaceXFP

"Thật không thể tin được khi tận mắt chứng kiến ​​​​màn trình diễn công nghệ đẹp mắt của Starship. Thậm chí từ khoảng cách 8.000m, bạn vẫn có thể thấy sức mạnh tuyệt đối từ bộ động cơ "khủng" khi nó di chuyển qua tháp phóng. Thực sự quá ấn tượng" - Josh Dining của Space.com nêu cảm nhận khi trực tiếp có mặt tại buổi phóng.

"Trái tim sức mạnh" của tên lửa loại quỹ đạo mạnh nhất từng được phóng

Có thể thấy, "trái tim sức mạnh" của hệ thống phóng Starship đến từ bộ 39 động cơ Raptor mạnh mẽ của nó. Trong đó, 33 động cơ trong số đó được thiết kế cho tên lửa đẩy Super Heavy cao 71 mét. 6 động cơ còn lại (3 động cơ để sử dụng khi ở trong bầu khí quyển Trái đất và 3 động cơ để hoạt động trong chân không vũ trụ) dành cho chính tàu vũ trụ Starship cao 50 mét.

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 5.

Hình ảnh tuyệt đẹp khi Super Heavy đã đốt cháy tất cả 33 động cơ Raptor của nó. Ảnh: SpaceXFP

Bộ 33 động cơ Raptor dùng cho siêu tên lửa đẩy Super Heavy gắn với nhau như hình tổ ong, mang đến cho Super Heavy một sức mạnh vô địch mà chưa một tên lửa nào trong lịch sử có được - cùng nhau tạo ra lực đẩy 7.590 tấngấp đôi lực đẩy của siêu tên lửa SLS của NASA, CNBC thông tin.

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 6.

33 động cơ của riêng tên lửa Super Heavy đều nỗ lực đưa hệ thống thoát khỏi lực hút Trái đất. Ảnh: SpaceXFP

Bộ 33 động cơ - với 13 động cơ ở trung tâm và 20 động cơ còn lại xung quanh chu vi của đuôi tên lửa. Mỗi một động cơ Raptor (đường kính 1,3 mét, cao 3,1 mét) có khả năng tạo lực đẩy 230 tấn.

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 8.

Bộ 33 động cơ - với 13 động cơ ở trung tâm và 20 động cơ còn lại xung quanh chu vi của đuôi tên lửa. Ảnh: SpaceXFP

Nhờ bộ động cơ Raptor, tên lửa Super Heavy trở thành tên lửa loại quỹ đạo mạnh nhất từng được phóng.

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 9.

Hình ảnh tuyệt đẹp đến từ đuôi tên lửa Super Heavy. Ảnh: SpaceXFP

Tên lửa Super Heavy của SpaceX được thiết kế để cung cấp tốc độ cần thiết để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất. Tốc độ để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất (vận tốc thoát) là 11.000 mét/giây, theo The Guardian.

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 10.

Hình ảnh tên lửa Super Heavy tách khỏi tàu vũ trụ Starship. Ảnh: SpaceXFP

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 11.

Cận cảnh Super Heavy tách khỏi Starship. Ảnh: SpaceXFP

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 12.

Sau khi tách khỏi Super Heavy, tàu vũ trụ Starship sử dụng 6 động cơ Raptor của riêng nó đế tăng tốc. Nguồn: SpaceXFP

Ngay khi rời bệ phóng, tên lửa Super Heavy đã đốt cháy tất cả 33 động cơ Raptor của nó. Đây là một điều thành công. Vì ngay cả trong các cuộc thử nghiệm trên mặt đất, SpaceX đã gặp khó khăn trong việc đưa tất cả các động cơ đó, tập hợp lại với nhau ở chân tên lửa, hoạt động ổn định cùng một lúc, CNN thông tin.

Khoảng 2,5 phút sau khi khởi động và lao ra khỏi bệ phóng, bộ động cơ "tổ ong" của tên lửa đẩy Super Heavy đã tiêu tốn gần hết lượng nhiên liệu 3.400 tấn oxy lỏng và metan lỏng, giúp tổ hợp tên lửa-tàu vũ trụ thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất trong thời gian ngắn.

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 14.

Tàu vũ trụ Starship di chuyển với vận tốc khoảng 28.000 km/giờ. Ảnh: SpaceX

Tàu vũ trụ Starship sau đó đã sử dụng 6 động cơ Raptor của riêng mình (có lực đẩy 1.500 tấn) để tiếp tục tự đẩy con tàu tới tốc độ nhanh hơn, khoảng 28.000 km/giờ. Cuối cùng, tàu vũ trụ Starship phóng lên độ cao khoảng 150 km so với bề mặt Trái đất, chạm tới rìa không gian.

Tổng cộng, hệ thống tên lửa-tàu vũ trụ Starship đã bay trong hơn 7 phút, tách thành công khỏi bộ đẩy Super Heavy trước khi con tàu vũ trụ tự bay lên vũ trụ. Toàn bộ hệ thống cần khoảng 4.600 tấn nhiên liệu để phóng.

Sức mạnh vô địch của tổ ong khổng lồ: Ngốn 3.400 tấn nhiên liệu, cách 8.000m vẫn thấy choáng ngợp - Ảnh 15.

Starship được hy vọng sẽ đưa con người du hành liên hành tinh. Ảnh: CBC

NASA đã chọn Starship của SpaceX - một phương tiện khổng lồ có khả năng chở tải nặng tới 100 tấn - để hy vọng đưa các phi hành gia lên Mặt trăng trong sứ mệnh Artemis 3 mà cơ quan này hy vọng sẽ khởi động vào năm 2025 hoặc 2026.

Trong khi đó, SpaceX đã bán vé phục vụ các chuyến đi vòng quanh Mặt trăng trên Starship cho các vị khách VIP trên thế giới, chẳng hạn như tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa. Công ty của tỷ phú Elon Musk hy vọng sẽ sử dụng phương tiện này cho các chuyến bay vào vũ trụ tới sao Hỏa và các điểm đến khác trong Hệ Mặt trời.

Nguồn: CNN, Space.com, SpaceX, CNBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại