Một trong những kỳ án độc đáo ở nước Đức là vụ án có tên gọi là ‘Người đàn ông đeo mặt nạ’. Trong khoảng thời gian từ 1992 đến 2001, người này đã quấy rối tình dục ít nhất 20 cậu bé và sát hại 3 bé trai khác, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho phụ huynh và trẻ em nước này...
Hàng ngày, anh ta đến làm việc tự nguyện ở các trung tâm dành cho trẻ em, các khu cắm trại cho trẻ em hoặc trường học.
Không ai có thể ngờ rằng anh ta là thủ phạm của những hành động tội ác ghê gớm là xâm hại tình dục trẻ em và sát hại trẻ em bởi anh ta luôn tỏ ra rất hiền lành, chăm chỉ làm việc và rất yêu quý trẻ em.
Tối đến, anh ta ăn vận đồ đen và đeo mặt nạ mò vào khu ngủ của trẻ em. Anh ta làm những trò tệ hại ở đó hoặc bắt cóc trẻ em đem đến nơi nào đó để làm những việc đồi bại.
Một đứa trẻ bị anh ta bắt cóc đưa sang Đan Mạch và rồi sát hại nó sau đấy mấy ngày. Một đứa trẻ bị anh ta bóp cổ chết vì chống cự.
Cảnh sát tiến hành điều tra nhưng không truy lùng ra anh ta vì không có manh mối nào cả. Thời kỳ ấy, ở nước Pháp và Hà Lan cũng xảy ra một vài vụ bắt cóc và sát hại trẻ em.
Cảnh sát Đức sử dụng một cách thức rất đặc biệt nhưng đồng thời cũng bao hàm cả tâm trạng bất lực và tuyệt vọng của cảnh sát nên mới đành phải sử dụng chiêu thức ấy.
Đó là chủ động khuấy động sự quan tâm để ý đến của dư luận về 3 cái chết nói trên với suy tính rằng những nạn nhân khác còn sống, hay có nhân chứng nào đấy có thể hữu ích cho cảnh sát ở chỗ cung cấp thông tin dẫn đến phát hiện ra thủ phạm.
Đúng là như thể mò kim dưới đáy bể. Nhưng rồi mò mãi cũng tìm thấy kim. Vụ việc này được giới truyền thông làm rùm beng ở nước Đức và cuốn hút người dân để ý đến.
Một trong những đứa trẻ mà thủ phạm đã từng tiếp cận thông báo với cảnh sát về có lần ở trong khu cắm trại của trẻ em được một người đàn ông lân la hỏi chuyện về gia đình đưa trẻ. “Người này tên là Martin”, đứa trẻ này chỉ biết có vậy.
Thông tin duy nhất này đủ để cảnh sát từ đó dễ dàng lần ra được tên họ của người đàn ông kia và cảnh sát đã tìm ra thủ phạm.
Khám xét nơi ở của kẻ sát nhân này, cảnh sát thu được ổ cứng máy tính mà anh ta cất giấu nhưng anh ta kiên quyết không cung cấp mã khoá an toàn. Suốt 15 nằm sau đấy, các chuyên gia tin học của cảnh sát Đức không thể phá nổi mã khoá an toàn của anh ta.
Năm 2016, đích thân anh ta cung cấp cho cảnh sát mật mã này. Nhưng ở trong ấy, cảnh sát không tìm thấy bất cứ thông tin gì có thể giúp cảnh sát buộc tội anh ta.
Cũng chính vì thế mà việc anh ta kiên quyết không cung cấp mật mã cho cảnh sát làm cho vụ án này càng thêm kỳ bí.
Dù vậy, người này vào năm 2012 đã bị toà án ở Đức kết tội và tuyên án tù chung thân. Trước toà, anh ta nhận tội nhưng không nói ra động cơ và mục đích.
Cái mặt nạ bên ngoài của anh ta đã bị lột bỏ nhưng câu hỏi là vì sao anh ta lại hành hạ và sát hại trẻ em thì vẫn không được anh ta trả lời, cho tới tận bây giờ. Vụ án ‘Người đàn ông đeo mặt nạ’ có được cái kết như thế nhờ một câu nói của một đứa trẻ.