'Kung-fu đấu bò' trở lại Trung Quốc sau hàng thế kỷ dù bị chỉ trích tàn bạo

Thu Hằng |

Bất chấp mối quan ngại của các nhà vận động quyền động vật, những đấu sĩ của môn đấu vật với bò có lịch sử hàng thế kỷ qua ở Trung Quốc vẫn hào hứng phô diễn võ công kung-fu của mình.

Kung-fu đấu bò trở lại Trung Quốc sau hàng thế kỷ dù bị chỉ trích tàn bạo - Ảnh 1.

Li Bo trong một buổi tập với con bò đực.

Lần đầu tiên Li Bo đứng mặt đối mặt trong vòng tròn đấu với một con bò nặng 450kg, anh sợ. Li Bo hiểu rõ rằng với sức mạnh to lớn và cặp sừng sắc nhọn, con bò có thể húc hoặc giết chết anh trong khoảnh khắc.

Nhưng qua khóa huấn luyện đấu bò Trung Quốc cổ đại cho các võ sĩ kung fu ở Gia Hưng, tỉnh miền đông Chiết Giang, Li đã học cách sử dụng kinh nghiệm võ thuật của mình để khiến sức mạnh của đối thủ chống lại chính nó.

Và một ngày bước đột phá đã đến.

"Tôi đã tìm ra các kỹ thuật sử dụng sức mạnh của tôi để đánh con bò ngã xuống mặt đất, hay khóa cổ nó", chàn võ sĩ 22 tuổi nói. "Và tôi cảm thấy như tôi đã hoàn thành một cái gì đó thực sự có ý nghĩa."

Những người như Li là một trong những lý do khiến bộ môn đấu vật bò Trung Quốc - với luật đấu có từ cách nay hàng thế kỷ, vào kỷ nguyên của người dân tộc Hồi theo Hồi giáo - đang trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc.

Tại Gia Hưng, cái nôi của đấu vật bò trong lịch sử Trung Quốc, bộ môn này khác rất nhiều so với đấu bò Tây Ban Nha. 

Con bò sau trận đấu, dù thua cuộc cũng không bao giờ bị giết thịt. Vì thế, những võ sĩ đấu vật bò tuyên bố phiên bản Trung Quốc là nhân đạo hơn.

Bộ môn thể thao này phát triển cũng đang giúp thúc đẩy nền kinh tế của các vùng nông thôn trong khu vực, thu hút khách du lịch và những giải thưởng ngày càng lớn.

Kung-fu đấu bò trở lại Trung Quốc sau hàng thế kỷ dù bị chỉ trích tàn bạo - Ảnh 2.

Li Bo tại một giải đấu vật với bò. Ảnh: SCMP

Một đoạn video ghi lại trận đấu của Li cho thấy rõ tính kỷ luật và trí tuệ võ thuật đã dốc sức đấu lại sức mạnh của thiên nhiên. 

Những tiếng lẩm bẩm nặng nề của Li tăng lên trong sự cổ vũ của đám đông khi anh đấu với một con vật khổng lồ, với cái cổ cơ bắp và cái đầu to lớn đầy xương.

Sau đó, mồ hôi nhễ nhại Li ghì lấy con bò ở cặp sừng chết người của nó. Với tất cả kinh nghiệm và kỹ năng được huấn luyện, người võ sĩ vật lộn với con thú. 

Sau một khoảng thời gian, Li vật ngã sinh vật bị áp đảo xuống đất, chiến thắng.

Ba năm trước, đối với Li, việc theo học đấu bò là một "cái kết tự nhiên" của những năm tập luyện kung-fu. Nhưng cha mẹ anh khi đó gọi tham vọng đấu bò của con trai là điên rồ.

"Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu đấu bò, bố mẹ tôi không hiểu tại sao", Li nói. 

"Họ nghĩ rằng đó là một môn thể thao rất nguy hiểm và lo lắng rằng tôi sẽ bị húc ngã, nghiền nát hoặc bị quăng xuống đất bởi con bò." 

Nhưng ý kiến của họ từ từ thay đổi sau khi Li gửi cho bố mẹ những đoạn video thi đấu của anh.

Câu lạc bộ Kung-fu Haihua của Han được chính phủ tài trợ một phần.

Han cho biết việc thiếu vốn và đầu tư là một trở ngại cho việc phát triển môn thể thao và cho phép nó đạt được mức độ tiếp xúc quốc tế như các môn võ khác, như judo, taekwondo và Muay Thai.

Li Bo theo học bậc thầy kung-fu Han Haihua. 

Năm 2008, Han là người đầu tiên chính thức hóa môn thể thao đấu vật bò bằng cách thành lập Câu lạc bộ Kung-fu Haihua, hiệp hội võ thuật duy nhất của Trung Quốc dành riêng cho việc đào tạo thế hệ tiếp theo của các đô vật đấu bò chuyên nghiệp.

Han, người dân tộc Hồi, đã trở thành người đấu bò được công nhận đầu tiên của Trung Quốc trong Đại hội Thể thao các Dân tộc thiểu số Quốc gia năm 1982, khi ông vật ngã một con bò khổng lồ xuống đất.

"Trong lễ hội Eid hàng năm, người Hồi giáo thường hiến tế gia súc, khi đó họ phải vật lộn với những con bò đực," Han, 65 tuổi, nói. 

"Vì vậy, đấu bò phát triển từ một sự kết hợp của văn hóa Hồi và văn hóa võ thuật Trung Quốc."

Ông Han đồng ý rằng đấu bò Trung Quốc là nhân đạo so với môn thể thao nổi tiếng ở Tây Ban Nha. 

"Chúng tôi vật ngã con bò theo cách không làm tổn thương cơ thể của chúng hoặc gây ra đổ máu", Han nói và bổ sung rằng luật đấu cấm võ sĩ la hét với những con bò đực.

Để trở thành một võ sĩ đấu bò thành công, các học viên phải nắm bắt tốt các kỹ năng võ thuật và “khí công cứng” - một kỹ thuật tập trung toàn bộ sức mạnh của một người thông qua kiểm soát hơi thở và chuyển động cơ thể. 

Khí công cứng là kỹ thuật cho phép võ sĩ kung-fu đập vỡ gạch bằng tay trần.

"Một con bò đực có mình khá dày và cơ thể to lớn, vì vậy nếu chúng đẩy hoặc húc bạn, bạn có thể trụ được không? Tất nhiên là không. Bạn cần luyện tập khí công cứng để phát triển loại kỹ thuật đấu vật này", ông Han nói.

Kung-fu đấu bò trở lại Trung Quốc sau hàng thế kỷ dù bị chỉ trích tàn bạo - Ảnh 4.

Đấu vật bò Trung Quốc phát triển trở lại sau hàng thế kỷ. Ảnh: SMCP

Mặc dù người dân địa phương bảo vệ môn thể thao này như là một phần của di sản văn hóa phi vật thể ở Gia Hưng, nó vẫn gây ra những lời chỉ trích từ những người ủng hộ quyền động vật.

Peter Li, một giáo sư tại Đại học Houston-Downtown và một chuyên gia chính sách của Trung Quốc cho Humane Society International, gọi đấu vật bò là một hình thức giải trí không thể chấp nhận được ở Trung Quốc ngày nay. 

"Văn hóa hay truyền thống không phải là biện hộ hay biện minh cho sự tàn ác với động vật xét trong tất cả các biểu hiện", ông Peter Li lên tiếng.

Ông nói thêm rằng, mặc dù các huấn luyện viên tuyên bố rằng họ đối xử tốt với những con bò đực, "việc đào tạo con bò phải vật lộn như một thói quen hàng ngày để giải trí cho con người là tàn nhẫn vì những con bò buộc phải hành động không tự nhiên hoặc ngược lại với bản chất của chúng”. 

Như vậy, những con bò bị "từ chối khả năng thể hiện hành vi tự nhiên của chúng", điều này có thể gây ra tổn thương về thể chất và tâm lý.

Trong khi đó, Li Bo cho biết anh nhận thức được rằng nhiều người coi môn thể thao này là tàn nhẫn với động vật, nhưng theo anh, họ đã không hiểu nó đủ sâu sắc. 

"Con bò của chúng tôi không giống như những con bò bình thường, chúng được huấn luyện đặc biệt là những con bò chiến đấu," anh nói. 

“Nó giống như sự khác biệt giữa một con người bình thường và một võ sĩ quyền Anh được đào tạo. Sức mạnh cơ thể và khả năng chiến đấu của họ hoàn toàn khác nhau".

Mặc dù những con bò đực có thể là đối thủ trên sàn đấu, các đấu sĩ nói rằng mối quan hệ của họ với những con vật này là nhiều giờ luyện tập thân thiện hơn nhiều ở bên ngoài võ đài.

"Khi có thời gian rảnh, chúng tôi chải lông, tắm cho chúng, đưa chúng đi chăn thả và cho chúng ăn", Li nói. 

"Trong khi những người khác chăm sóc chó và mèo, chúng tôi coi những con bò đực là vật nuôi của chúng tôi - tôi tin rằng chúng thậm chí còn trung thành hơn chó."

Câu lạc bộ Kung-fu Haihua cũng tự hào về việc không sử dụng chất kích thích hóa học trên động vật để tác động tới hiệu suất của chúng, như một số đấu sĩ Tây Ban Nha bị phát hiện đã làm. 

"Chúng tôi nắm giữ sừng của nó và từ từ để cho nó phát triển tính cách quyết liệt, dữ dằn, từ đó chúng tôi có thể có một trận đấu bình đẳng hơn giữa con người và con bò," Li Bo tiết lộ.

Câu lạc bộ Kung-fu Haihua của Han được chính phủ tài trợ một phần. 

Han cho biết việc thiếu vốn và đầu tư là một trở ngại cho việc phát triển môn thể thao và cho phép nó đạt được mức độ tiếp xúc quốc tế như các môn võ khác, như judo, taekwondo và Muay Thai.

Để giảm bớt gánh nặng tài chính của việc nuôi dạy và huấn luyện bò đực, câu lạc bộ đã tổ chức các giải đấu bò hàng năm trong 7 năm qua. 

Han cho biết anh đang xem xét các cách khác để kiếm thêm thu nhập từ môn thể thao và có thể sẽ đưa nó tới với những khán giả quốc tế.

Còn đối với Li Bo, việc tiếp tục đấu với những con bò cũng là tiếp tục cống hiến cho tình yêu suốt đời của anh: võ thuật. 

"Tôi nghĩ rằng, có lẽ mỗi người đàn ông đều có lần bí mật ước ao anh ta có thể trở thành một anh hùng võ thuật.", anh chia sẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại