'Kinh thiên động địa' giai đoạn lịch sử 1500 năm 'trống rỗng', chẳng có văn tự nào ghi chép lại

San San |

Không ai biết điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian dài 1500 năm, chẳng có sử thư nào ghi chép lại, chỉ có những đồn đại về một thế giới kỳ quái, có thần ma tiên đạo.

Trong cuốn "Thuyết văn giải tự" của tác giả Hứa Thận (Trung Quốc) đã từng giải thích về lịch sử Trung Quốc cổ đại khá rõ ràng. "Sử" về ý nghĩa vốn có của nó, chính là chỉ những sự việc được các quan sử ghi chép lại .

Một cuốn sử thư sẽ bao gồm bảy loại khác nhau: biên niên thể, kỉ truyền thể, kỉ sự bản mạt thể, chính thư thể, quốc biệt thể, đoạn đại sử và thông sử. Bảy loại này là chính sử mà chúng ta ta thường nói đến, ngoài ra còn có một bộ phận được gọi là dã sử.

Những đoạn dã sử này thông thường đều mang tính chất truyền thuyết. Ví dụ như cuốn "Trúc thư kỉ niên" được giới sử học cho là thể loại dã sử, bởi vì những gì được ghi chép trong đó đa số đều phản lịch sử .

Kinh thiên động địa giai đoạn lịch sử 1500 năm trống rỗng, chẳng có văn tự nào ghi chép lại - Ảnh 1.

Hầu hết lịch sử ba triều đại nhà Hạ, Thương và Chu đều là thần thoại và truyền thuyết, và cũng có khoảng thời gian dài 1500 năm trống rỗng.

Trong suốt hai nghìn năm của triều đại phong kiến từ nhà Tần đến nhà Thanh, nhiều cuốn sách lịch sử khác nhau đã được lưu truyền. Do các quan sử trong quá trình biên chép sử sách phải tránh một số chuyện, nên điều này đã dẫn đến việc sử sách lưu truyền sai lệch so với thực tế, sử sách có niên đại càng lâu thì sự sai lệch càng lớn. Một là do lịch sử các triều đại đều phải sửa lại, hai là do vấn đề văn tự.

Chữ viết (văn tự) là một yếu tố quan trọng trong việc truyền bá lịch sử . Từ góc độ lịch sử khảo cổ học, chữ viết của Trung Quốc chỉ có thể bắt nguồn từ các bản khắc giáp cốt văn tìm thấy ở An Hư (nay là thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam – nơi đây từng là di chỉ cuối thời nhà Thương cổ đại).

Giáp cốt văn là những chữ viết được khắc trên xương động vật, hơn nữa nội dung được khắc trên đó đại đa số đều là nói về các quẻ bỏi, nên nó còn được gọi là "Giáp cốt bốc từ".

Kinh thiên động địa giai đoạn lịch sử 1500 năm trống rỗng, chẳng có văn tự nào ghi chép lại - Ảnh 2.

Chữ viết (văn tự) là một yếu tố quan trọng trong việc truyền bá lịch sử . Từ góc độ lịch sử khảo cổ học, chữ viết của Trung Quốc chỉ có thể bắt nguồn từ các bản khắc giáp cốt văn tìm thấy ở An Hư (nay là thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam – nơi đây từng là di chỉ cuối thời nhà Thương cổ đại).

Được biết, 150.000 mảnh giáp cốt văn đã được khai quật, nhưng cho đến nay chỉ có khoảng 2.000 ký tự có thể đọc được, còn lại phần lớn các ký tự vẫn chưa được giải mã.

Theo suy đoán của các nhà khảo cổ học trong dự án "Tìm hiểu về Hạ, Thương và Chu", sự tồn tại của triệu đại Ân và Thương là vào khoảng từ năm 1600 đến năm 1046 trước Công nguyên, kéo dài trong 500 năm. Trong quãng lịch sử 500 năm này, ngoại trừ câu chuyện về Thương Trụ vương và Đát Kỷ, e rằng không ai có hiểu biết toàn bộ về lịch sử của triều đại nhà Thương.

Nguồn gốc của triều đại nhà Thương được ghi lại trong "Sử ký · An bản kỉ" có đoạn: Một người con gái của bộ lạc Hữu Nhưng tên là Giản Địch đã nuốt trứng chim rồi thụ thai sinh ra một người con trai tên là Khiết.

Trong cuốn "Thư kinh · Thương Tụng · Huyền Điểu" ghi lại chi tiết hơn một chút: Thiên mệnh huyền điểu, giáng nhi sinh Thương, trạch Ân thổ mang mang, khổ đế mệnh Vũ Thang, chính vực bỉ tứ phương … ( Theo ý trời chim quý giáng trần, hạ thổ tại vùng đất Ân rộng mênh mang, tạo ra vua Thành Thang, sáng lập nhà Thương, cai quản bốn phương…

Qua những bản sao chép này cũng có thể thấy rằng bản gốc nói về lịch của nhà Thương vẫn liên quan đến thần thoại nhiều hơn là chính sử. Và thần thoại cũng đã bổ sung một phần vào lịch sử của các triều đại nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu. Nhưng cho dù là thần thoại hay truyền thuyết, thì các nhà sử học cũng vẫn cho rằng lịch sử các triều đại nhà Hạ, Thương và Chu có 1500 năm 'trống rỗng'.

Đặc biệt là triều đại nhà Hạ, hoàn toàn rơi vào thời kỳ trống rỗng, trước khi có bất kỳ bằng chứng vật chất nào, nhà Hạ có tồn tại hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Ngay cả khi các nhà khảo cổ học trong nước tin chắc rằng nhà Hạ có tồn tại, một số người vẫn hoài nghi.

Chưa kể đến việc không có một cuộc khai quật di tích nào của nhà Hạ, thì các bản giáp cốt văn của Ân Thương cũng không thấy đề cập đến nhà Hạ. Là triều đại kế tiếp của Hạ triều, vậy tại sao người nhà Thương lại không nhắc tới triều đại nhà Hạ? Điều này thực sự kỳ lạ.

Kinh thiên động địa giai đoạn lịch sử 1500 năm trống rỗng, chẳng có văn tự nào ghi chép lại - Ảnh 4.

Hiện tại, lịch sử của các triều đại Hạ, Thương và Chu mà học sinh Trung Quốc học được trong sách giáo khoa đa phần đều dựa trên dự án nghiên cứu Hạ Thương Chu và suy đoán của các nhà Sử học.

Triều đại nhà Hạ hoàn toàn bao gồm các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết, trong khi các triều đại Ân Thương là nửa huyền thoại và nửa sử tín. Trong khi có khoảng một nửa lịch sử của nhà Chu rất khó nghiên cứu. Mãi đến năm 841 trước Công nguyên, các sử quan mới ghi chép lại theo từng năm, lịch sử lúc này mới bước vào "thời đại tín sử".

Trước đó, lịch sử theo từng năm vốn không tồn tại. Hiện tại, lịch sử của các triều đại Hạ, Thương và Chu mà học sinh Trung Quốc học được trong sách giáo khoa đa phần đều dựa trên dự án nghiên cứu Hạ Thương Chu và các suy đoán của các nhà sử học.

Vào đầu thế kỷ 21, bản báo cáo "Dự án xác định niên đại" này đã gây xôn xao dư luận trong giới khảo cổ học. Các nhà sử học quốc tế cũng đã tổ chức ba hoặc bốn cuộc tranh luận về vấn đề này. Giới sử học phương Tây không công nhận lịch sử của nhà Hạ, trước khi có thể khai quật bất kỳ một công trình nào thuộc về triều Hạ thì họ sẽ không công nhận có sự tồn tại của triều đại này.

Tất nhiên, giới khảo cổ của Trung Quốc thì vẫn tin chắc rằng nhà Hạ có tồn tại, hơn nữa đối với người dân Trung Quốc mà nói, "nhà Hạ" đã trở thành một tín ngưỡng văn hóa.

Hầu hết lịch sử ba triều đại nhà Hạ, Thương và Chu đều là thần thoại và truyền thuyết, và cũng có khoảng thời gian dài 1500 năm trống rỗng.

Không ai biết điều gì đã xảy ra trong thời kỳ này. Chỉ từ góc độ thần thoại, Hạ, Thương và Chu nhất định là một thế giới kỳ quái, có thần ma tiên đạo, mọi người ai cũng có thể sử dụng pháp môn. Thời kỳ tiếp nối phía sau ba triều đại này, việc phổ biến văn tự đã trở nên hoàn chỉnh, và những thần thoại cùng truyền thuyết này đã ít đi nhiều.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại