Mặc dù Trung Quốc báo cáo tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến, chỉ đạt 7,7% trong quý đầu năm nay, nhưng nhu cầu về các mặt hàng xa xỉ vẫn tăng mạnh.
Tuy nhiên, cái bóng của hệ thống ngân hàng vẫn đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong khi chiến dịch chống lãng phí và tham nhũng của chính phủ đang có dấu hiệu xấu trong việc tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ.
Tốc độ tăng trưởng 7,7%, thấp hơn mức 7,9% trong quý cuối cùng của năm 2012, nhưng không có dấu hiệu suy yếu nghiêm trọng trong nền tảng kinh tế của đất nước.
Theo trích dẫn của tạp chí Forbes, Anoop Singh, Giám đốc IMF khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết xuất khẩu, đầu tư tài sản cố định, doanh số bán lẻ và tăng trưởng tín dụng đã mở rộng đáng kể.
Cái bóng của hệ thống ngân hàng tiếp tục gây ra rủi ro cho nền kinh tế. IMF đã nhận ra rằng nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc lớn hơn so với cảnh báo trước đây và cảnh báo rằng việc cho vay không được kiểm soát có thể phản tác dụng và gây ra một hiệu ứng domino.
Tuy nhiên, doanh số bán hàng hiệu tại Trung Quốc vẫn rất mạnh mẽ. Burberry báo cáo doanh số bán hàng của nó tốt hơn so với với dự kiến, đạt mức 772 triệu USD, tăng 11% so với quý trước.
Chiến dịch thúc đẩy tiết kiệm của ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể sẽ có những tác động dài hạn đối với việc tiêu dùng hàng xa xỉ tại quốc gia này.
Ông Tập Cận Bình cấm các quan chức chính phủ và các công ty quốc doanh sử dụng công quỹ để tổ chức các buổi tiệc tùng xa xỉ và mua quà tặng sang trọng như túi xách Louis Vuitton. Chính vì vậy mà các buổi tiệc tùng tại nhà hàng cao cấp đã giảm một cách đáng kể.
Hôm thứ ba vừa rồi, trong báo cáo của hãng thời trang cao cấp Louis Vuitton cho thấy doanh số bán hàng của các mặt hàng thời trang cũng như sản phẩm làm từ da ở Trung Quốc đều suy yếu.