Trái phiếu nợ xấu: Giá bao nhiêu?

Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) sẽ phát hành trái phiếu để xử lý nợ xấu. Vậy trái phiếu đó giá bao nhiêu và lãi suất thế nào.

Những câu hỏi khó?

Mặc dù sắp ra đời, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi và hoài nghi cần giải đáp về Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC).

Theo Dự thảo Nghị định thành lập và quản lý VAMC được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra, VAMC sẽ có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, được cấp phép thực hiện thu hồi nợ, xử lý tài sản, cơ cấu lại khoản vay và chuyển đổi nợ thành cổ phần của khách vay...

Trong đó, sáng tạo lớn nhất là VAMC sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu, mà sẽ phát hành trái phiếu để mua nợ. VAMC sẽ mua lại nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách sau khi đã trừ đi phần trích lập dự phòng rủi ro, chẳng hạn ngân hàng có 100 tỷ nợ xấu, đã trích lấp dự phòng rủi ro được 30 tỷ, thì số 70 tỷ còn lại sẽ được VAMC mua lại.

Trái phiếu của VAMC phát hành có giá trị trong 5 năm và mỗi năm ngân hàng bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho khoản trái phiếu này.

công ty mua bán nợ, rủi ro, trích lập dự phòng, nợ xấu, thu hồi nợ, đòi nợ, trái phiếu, cầm cố, tái chiết khấu, khoản vay, tái cấu trúc DN.
 

Đây chính là điều đang làm nhiều chuyên gia thắc mắc, đặt câu hỏi. Điều các chuyên gia băn khoăn nhất là khi đã bán và nhận trái phiếu thì nợ xấu trong bảng kế toán của các ngân hàng sẽ không còn nữa, vậy tại sao lại phải trích lập dự phòng rủi ro 20%/năm cho phần nợ xấu bán cho VAMC? Vấn đề này các ngân hàng sẽ phải giải quyết như thế nào? Việc trích lập dự phòng cho khoản nợ đã bán đi rồi có phù hợp và đúng luật?.

Theo quy định về trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước thì có trích lập dự phòng rủi ro chung và rủi ro cụ thể. Vừa bán đi nợ xấu thu trái phiếu về thì rủi ro thuộc khoản nào mà phải trích?

Tiếp đến là lãi suất trái phiếu. Số nợ xấu mà VAMC mua vào không phải là nhỏ, nếu phải trả lãi suất cho trái phiếu thì lấy tiền từ nguồn nào ra để trả? Phương án để lãi suất ở mức 0% thì có hợp lý hay không? Bởi trả lãi 0% thì trái phiếu không có ý nghĩa, về nguyên tắc trái phiếu phải có lãi.

Điều này còn ảnh hưởng đến một chuyện nữa là số trái phiếu đặc biệt này, khi cần các ngân hàng thương mại có thể mang lên cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước để được tái cấp vốn. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là mức cầm cố sẽ là bao nhiêu và lãi suất cho vay tái cấp vốn được áp dụng như thế nào trong trường hợp trái phiếu có lãi suất 0%?

Đây là những vấn đề mà các chuyên gia cho rằng vẫn đang làm đau đầu tất cả mọi người và khó có câu trả lời thỏa đáng.

Hơn nữa theo Dự thảo, thì các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% mới được bán nợ xấu cho VAMC. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại không có nhiều ngân hàng báo cáo tỷ lệ nợ xấu quá 3%, sau khi đã tái cấu trúc danh mục tín dụng theo Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước.

Khó trông đợi VAMC?

Dự thảo Nghị định đã quy định rõ, VAMC được phép thực hiện rất nhiều hoạt động: thu hồi nợ, đòi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, điều chỉnh cơ cấu các khoản vay, chuyển nợ thành cổ phần… Tóm lại, theo cơ chế, VAMC hoàn toàn có thể tham gia mua, bán nợ thực, chứ không chỉ là nơi gom nợ, giữ nợ.

Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu, còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Các chuyên gia cho rằng thị trường nợ của Việt Nam kém phát triển hiện nay có thể khiến các khoản nợ xấu chuyển sang AMC được bán với giá thấp, hoặc không thể bán được.

Điều này sẽ gây tổn thất lớn cho ngân hàng và DN, đồng thời gây bất ổn thị trường. Để bán nợ thành công, cùng với việc thành lập VAMC, cần có những giải pháp đồng bộ để thị trường mua bán nợ Việt Nam phát triển, nhưng đến nay những giải pháp này chưa có.

công ty mua bán nợ, rủi ro, trích lập dự phòng, nợ xấu, thu hồi nợ, đòi nợ, trái phiếu, cầm cố, tái chiết khấu, khoản vay, tái cấu trúc DN.
 

Một vấn đề quan trọng nữa là VAMC không thể thành công nếu không đi kèm tái cơ cấu DN một cách quyết liệt. Nếu không nỗ lực tái cơ cấu, cuối cùng VAMC sẽ chỉ là nơi gom giữ nợ xấu mà thôi.

Bằng cách buộc các DN phải quyết liệt tái cơ cấu, VAMC mới có thể phục hồi một phần giá trị của tài sản thế chấp mà họ mua lại từ các ngân hàng. Càng phục hồi được nhiều, chi phí cho quá trình tái cấu trúc sẽ càng ít đi.

Một phần khá lớn nợ xấu hiện thuộc về các DN Nhà nước. Sự yếu kém của DN Nhà nước đang ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy, cải cách những DN Nhà nước như Vinashin, Vinaline ... phải là ưu tiên hàng đầu và cần có quyết tâm cao.

Muốn vậy, VAMC phải có năng lực tốt và một số sự ủy quyền pháp lý để thực hiện việc tái cơ cấu của DN vay tiền. Ngoài ra, cần phải có một đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật giỏi. Đây mới chính là những yếu tố quyết định thành công của xử lý nợ xấu.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại