Tìm đầu ra cho vải thiều: Đại diện các siêu thị nói gì?

Nguyễn Thảo |

Tại Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ nông sản, câu chuyện tiêu thụ xuất khẩu vải được lãnh đạo tỉnh, Sở Công Thương Hà Nội, Hải Dương, DN xuất khẩu và đại diện siêu thị, chợ vào cuộc.

Ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, việc tiêu thụ vải thiều Thanh Hà đã được Hà Nội và Hải Dương lên kế hoạch trong đó ngoài các chợ truyền thống, kênh phân phối bán hàng hiện đại như siêu thị, các cửa hàng tiện lợi năm nay sẽ có các điểm bán lưu động trên toàn thành phố.

Theo ông Thăng, đội quản lý thị trường sẽ cung cấp xe chở vải vào vị trí chứng nhận được phép bán hàng tại các quận, huyện, uỷ ban xã phường đã thống nhất.

Theo đó, đề nghị Sở Công Thương Hải Dương cung cấp đầy đủ danh sách các doanh nghiệp hộ kinh doanh, kể cả phương tiện, biển số xe… của tỉnh về tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội để Sở Công Thương Hà Nội thông báo cho các đơn vị có liên quan biết.

“Xe đúng cứ chuyển lên, chưa có thông tin nhắn tin sẽ nhắn tin sau và chúng tôi thống nhất quận, huyện vì lực lượng quản lý thị trường không được phép nhưng cao điểm sẽ được cho phép quản lý thị trường làm việc với xã phường đưa các ô tô vào vì vị trí kinh doanh đã được cung cấp sẵn nên họ sẽ là khâu nối trong quá trình thông tin”, ông Thăng nói.

Được biết, thời gian vừa qua Hà Nội đã hỗ trợ tiêu thụ được trên 200 tấn dưa hấu cho Quảng Nam và 105 tấn hành tìm, hiện đang tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ nốt 25 tấn cho Sóc Trăng.

Biết nguồn gốc, giá đắt dân vẫn mua

Có mặt tại hội nghị, đại diện các siêu thị như Sài Gòn Co.op, Hpro, Big C Thăng Long, Fivimart… cũng cho biết sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho vải thiều được có mặt trong các kệ hàng, có chất lượng và giá bán phù hợp nhất.

Vải thiều sẽ được phép bán tại các quầy lưu động tại Hà Nội.
Vải thiều sẽ được phép bán tại các quầy lưu động tại Hà Nội.

Bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết:

Điểm bất cập hiện nay là giá bán không đồng nhất tại vườn lúc bán 7.000 đồng/kg, lúc 10.000 đồng/kg, lúc là 15.000 đồng/kg.

Do đó siêu thị không thể chủ động ra giá với các đơn đặt hàng của các khách hàng lớn ký tại Hà Nội.

Đại diện Sài Gòn Co.op cũng cho biết, kế hoạch tiêu thụ vải thiều năm nay tại hệ thống siêu thị có thể lên đến 1.000 tấn, cam kết kết nối với Hợp tác xã, công ty đưa vào thu mua tiêu thụ các mặt hàng nông sản của Hải Dương vào hệ thống siêu thị.

Ông Nguyễn Thế Dũng Phó giám đốc siêu thị Big C Thăng Long cũng cho biết, sẽ hỗ trợ đưa vải thiều sang hệ thống công ty mẹ của Big C tại Pháp.

Đồng thời, ông Dũng cũng kiến nghị cần tăng cường quảng bá sản phẩm và tạo dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm tại thị trường trong nước và nước ngoài.

Có thực tế hiện nay là vải từ cửa hàng đến đường phố tràn ngập, người dùng không phân biệt được vải Thanh Hà, Chí Linh hay các sản phẩm khác nên cần đầu tư, đóng ba bì, in tem nhãn để người dùng nhận diện.

"Giá bán cao hơn nhưng người tiêu dùng sẽ chấp nhận vì người tiêu dùng biết được nguồn gốc, xuất xứ của quả vải", ông Dũng nói.

Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc CTCP Nhất Nam cũng đề xuất, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần hướng dẫn nông dân để có hồ sơ chứng nhận cho sản phẩm đưa ra thị trường trong kênh bán lẻ hiện đại khi muốn cắt giảm chi phí trung gian.

Hiện nay đến từng hộ dân sẽ mắc trong khâu thủ tục giấy tờ, pháp lý cho doanh nghiệp, giấy chứng nhận cho sản phẩm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại