The Manor xuống cấp, tăm tối: Nhà đầu tư coi mình là thượng đế

Thiên Di |

(Soha.vn) - Theo GS Đặng Hùng Võ – chuyên gia bất động sản, người mua chung cư đừng quá quan tâm đến “xác nhà” mà cần chú ý, quan tâm đến hệ thống dịch vụ ở đó như thế nào.

>>> Xem toàn bộ thông tin về Lùm xùm tại The Manor tại đây
>>> "Paris trong lòng HN" xuống cấp: Bitexco phải tự cảm thấy xấu hổ
>>> "Nước sông Tô Lịch" chảy ra từ The Manor: Bitexco có bị liên lụy?
>>> Ca ngợi The Manor - Cách “chống khủng hoảng” sai lầm của Bitexco
>>> "Đầu độc" môi trường, The Manor sẽ phải trả giá đắt
>>> Kinh hoàng: Nước "sông Tô Lịch" chảy ra từ chung cư The Manor

Chỉ quan tâm đến "xác nhà", người tiêu dùng chịu thiệt

Chất lượng chung cư hiện nay ở nhiều nơi đang bị “kêu” rất nhiều. Bằng chứng là thời gian gần đây đã xảy ra hàng loạt “scandal” liên quan đến chất lượng nhà, dịch vụ của chung cư gây xôn xao dư luận: tình trạng thu phí dịch vụ quá cao, sự cố thang máy của tòa nhà Keangnam; lấn chiếm khuôn viên, không gian chung, thiếu an toàn tại khu chung cư Trung Hòa Nhân Chính (Hà Nội) hay sự xuống cấp trầm trọng của chung cư Thanh Đa (TP HCM) khiến gần 300 hộ dân phải dời đi.

Và mới đây là tại tòa nhà The Manor được, nơi được coi là “chung cư kiểu mẫu” rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng, tối tăm như "nghĩa địa" và hệ thống xử lý nước thải không hoạt động, gây ô nhiễm môi trườg nghiêm trọng.

Cặn nước thải lâu ngày không xử lý tạo thành lớp chất rắn dày hàng mét, bốc mùi hôi thối.
Cặn nước thải lâu ngày không xử lý tạo thành lớp chất rắn dày hàng mét, bốc mùi hôi thối.

Nói về sự cố xảy ra tại chung cư cao cấp The Manor, GS Đặng Hùng Võ (Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, có thể ý tưởng xây dựng một khu chung cư kiểu mẫu “Paris trong lòng Hà Nội” là tốt, tuy nhiên trong quá trình vận hành, nhà đầu tư hay quản lý, cung cấp dịch vụ lại không coi trọng việc tổ chức các loại dịch vụ, vận hành quản lý không gian chung …dẫn đến hiện tượng xuống cấp trầm trọng. Và người chịu thiệt thòi lớn nhất vẫn là cư dân tại đó.

“Trước khi bước chân vào chung cư, hãy tìm hiểu kỹ xem ai hay tổ chức nào vận hành dịch vụ, hệ thống điện, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước ra sao…rồi hãy nghĩ đến chuyện ký vào hợp đồng mua nhà. Đừng quan tâm đến “cái xác” mà hãy chú trọng đến hệ thống dịch vụ ở đó. Xác nhà chỉ là giá trị ban đầu, còn giá trị của chung cư lại chính là dịch vụ công cộng được cung cấp. Tuy nhiên, nhiều năm nay, đa số người dân đều không quan tâm đến điều này dẫn đến hậu quả đáng buồn”, chuyên gia Đặng Hùng Võ nói thêm.

GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn về chất lượng nhà chung cư.
GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn về chất lượng nhà chung cư.

Điều dễ nhận thấy là khi xảy ra tình trạng xuống cấp thì hầu như các nhà đầu tư, quản lý đều “lơ” đi, thậm chí là im lặng hoặc “đá bóng” đùn đẩy trách nhiệm bảo vệ sự an toàn, cuộc sống của người dân mà họ xứng đáng được hưởng.

“Quan niệm mới của văn hóa thị trường là luôn đặt người tiêu dùng vào trung tâm của thị trường – đó là quyền lợi của người dân. Tuy nhiên ở mình lại ngược lại, doanh nghiệp giành giật lợi ích với nhau. Những năm gần đây, thị trường có chuyển sang tính nhân bản cao hơn, tức là đã có chiều hướng đặt lợi ích người dân trong “cuộc chơi” thị trường. Ở các nước tư bản phát triển, cạnh tranh rất khốc liệt nhưng họ đang đặt người tiêu dùng là trung tâm, vậy tại sao chúng ta không làm được việc đó?”, vị chuyên gia này băn khoăn.

Thiết bị hỏng hóc, hoen rỉ.
Thiết bị hỏng hóc, hoen rỉ.
Bể nước thải không còn nắp đậy.
Bể nước thải không còn nắp đậy.

Ngoài ra, từ việc “lùm xùm” tại khu chung cư The Manor trong đó Bitexco là chủ đầu tư và Savills là đơn vị tiếp quản vận hành dịch vụ, ông Võ cho rằng hiện nay các nhà đầu tư Việt Nam quen với cách tiếp cận “mình là thượng đế”, còn “người tiêu dùng là phụ thuộc”.

Ở Việt Nam đang hình thành thị trường “méo”. Tức là người mua “nắm chuôi”, người bán “nắm đằng lưỡi” đặc biệt trong thị trường bất động sản kể từ năm 1994 khi chúng ta cắt đuôi bao cấp về nhà ở. Và đến cuối năm 2008, tình trạng ấy có biểu hiện đổi chiều, nhà đầu tư phải chạy theo người tiêu dùng bằng hình thức quảng bá, chào giá với mức giá thấp, ông Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Dân kêu nhiều do lỗ hổng của pháp luật về nhà đất

Theo nhìn nhận của GS Đặng Hùng Võ thì các quy định về chung cư trong Luật nhà ở năm 2005 của nước ta còn nhiều lỗ hổng. Trong dự thảo luật nhà ở mới sửa đổi đã có một chương về chung cư nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng.

Nhiều khu chung cư bị tố xuống cấp trầm trọng.

Nhiều khu chung cư bị "tố" xuống cấp trầm trọng (ảnh minh họa)

“Tại các quốc gia khác, họ có hẳn Bộ luật quy định về chung cư rất chi tiết như quy định hành vi của từng đối tượng, quyền của người sử dụng như thế nào, chủ đầu tư, doanh nghiệp vận hành dịch vụ chung cư cần theo cơ chế nào, giá cả ra sao, nếu hệ thống hỏng, xuống cấp thì trách nhiệm thuộc về ai, như thế nào? Tất cả điều ấy được nêu ra với mục đích đảm bảo lợi ích người dân để họ hưởng dịch vụ công cộng tốt nhất.

Tuy nhiên, chúng ta chưa hề quy định về điều đó. Diện tích căn hộ bao nhiêu mét vuông còn chưa nhất quán được thì chưa thể có một luật hay bộ luật về chung cư.

Xây dựng khung luật không phải ngày hai là được, nhưng tôi hy vọng sớm có luật chung cư. Cuối năm nay, Luật Nhà ở mới sẽ được thông qua và có 1 chương về chung cư nhưng theo tôi vẫn chưa đủ. Tôi đề nghị nên có ít nhất một luật hay Bộ luật về chung cư”, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bày tỏ.

GS Đặng Hùng Võ cho rằng hiện nay văn hóa chung cư ở Việt Nam chưa cao nên dẫn đến tình trạng người dân “kêu” quá nhiều về chất lượng cũng như dịch vụ. “Điều này thiệt hại rất lớn cho chủ trương của nhà nước là phát triển 80% không gian ở là chung cư trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2030”, ông Võ nhấn mạnh.

>>> Clip: Nhiều khu đô thị tại Hà Nội xả thải thẳng ra môi trường

 

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại