Sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu: Nhiều đại gia xăng dầu hưởng lợi

Sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu, Dân vẫn bị “ móc túi”, phải chăng Lập chưa đúng luật?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thành lập năm 2009, nhằm sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trước các cú sốc lớn. Nhưng theo một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì quỹ này đang hoạt động không hiệu quả thậm chí còn tạo ra lợi thế cho một số doanh nghiệp(DN) lớn, dẫn đến sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Người dân phàn nàn, dù giá xăng dầu tăng hay giảm thì họ vẫn phải trả thêm từ 300 – 500 đồng/1lít trong khi việc hưởng lợi từ quỹ này là rất mơ hồ.

Dân vẫn bị “ móc túi”

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, từ khi lập quỹ Bình ổn giá xăng dầu đến ngày 30/07/2010 đã trích lập được trên 3.619 tỉ đồng, các DN đã được sử dụng gần 1.050 tỉ đồng vào việc bình ổn giá hiện còn trên 2.569 tỉ đồng tồn trong tài khoản của các DN. Để nuôi quỹ này người tiêu dùng phải chi thêm từ 300 – 500 đồng/1lít xăng dầu.

Sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu: Nhiều đại gia xăng dầu hưởng lợi
 

Nhưng theo một số chuyên gia thì hiện việc lập quỹ điều chỉnh trích quỹ rồi ngưng sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu không theo một quy luật nào. Có lúc giá xăng dầu nhập khẩu giảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mòn mỏi chờ đợi mà giá trong nước vẫn không giảm.

Những con số mang tính tổng kết trong báo cáo của Bộ Tài Chính nêu trên cũng chỉ mang tính hình thức, chung chung dựa trên báo cáo của các DN, còn thực chất việc hoạt động của quỹ này hầu như không được công khai.

Hiện nay tiền trích nộp để xây dựng Quỹ bình ổn giá xăng dầu được giữ lại ở từng DN, nhưng số tiền trích được bao nhiêu, sử dụng tới đâu, người tiêu dùng không được biết đến. Trong khi đó đây chính là tiền được người tiêu dùng ứng trước để phòng khi giá cả thế giới biến động đột biến. Nhưng tại thảo luận của Ủy ban thường vụ của Quốc hội mới đây, nhiều cử tri kiến nghị nên xem xét bãi bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu vì họ chưa nhìn thấy lợi gì từ nó.

Lập chưa đúng luật?

Ông Trần Thế Vượng, Trưởng Ban Dân Nguyện (Quốc Hội) cho rằng: “Qua xem xét, đối chiếu với quy định của pháp luật, Ban Dân Nguyện nhận thấy việc lập Quỹ Bình Ổn giá xăng dầu chưa phù hợp với quy định của pháp lệnh giá. Cụ thể theo Ông Vượng điều 6 của pháp lệnh Giá quy định cụ thể về các biện pháp bình ổn giá nhưng không có biện pháp lập Quỹ Bình ổn giá. Giải trình về căn cứ để lập quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Tài Chính cho rằng đã căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh Giá và một số quy định liên quan khác( Nghị định 170 của Chính phủ.

Thông báo số 147 của văn phòng Chính phủ. Quyết định số 04/2009 của thủ tướng), tuy nhiên theo ông vượng, trên thực tế, Điều 5 không có quy định lập Quỹ Bình ổn mà chỉ nhấn mạnh đến nội dung Nhà Nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung – cầu để bình ổn giá, thị trường đối với những hàng hóa dịch vụ quan trọng, thiết yếu, kiểm soát lạm phát…

Những biện pháp cần thiết lập để bình ổn giá được đề cập tại điều này đã được cụ thể hóa tại điều 6 của pháp lệnh mà không giao dịch cho Chính Phủ quy định", ông Vượng nhấn mạnh.

Mặt khác một số DN cho rằng, cách điều hành, hướng dẫn sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu nhiều lúc còn rối rắm. Nhờ thời điểm mới đây, ngày 01/ 04/2010. Bộ Tài Chính có công văn 4033. Cho phép DN được trích sử dụng quỹ nhưng lại không nói rõ được sử dụng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu.

Tiếp đến, Bộ này còn có công văn 7/04/2010 cho phép doanh nghiệp được trích sử dụng quỹ tối đa 500 đồng đối với xăng và 400 đồng đối với dầu. Cụm từ tối đa đó có thể dẫn tới tình trạng, Doanh nghiệp này được trích cho 500 đồng. Doanh nghiệp khác chỉ được trích 100 đồng…Trong khi đó, việc quyết toán lại rất tốn kém đại diện cho một DN kinh doanh kinh doanh xăng dầu cho biết.

Còn nhìn nhận về vấn đề quản lý kinh tế, TS Ngô Trí Long, nguyên viện phó viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả phân tích. Nghị định 84 đã cho phép DN hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng chúng ta vẫn can thiệp nhiều bằng biện pháo hành chính. Việc điều hành thị trường xăng dầu thời gian qua khiến người ta có cảm giác quản lý nhà nước bị rối. Chỉ dựa vào báo cáo quyết toán của DN rồi điều hành là không ổn bởi chỉ mới có một chiều. Thanh tra kiểm tra cần phải sát sao hơn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại