Trong đó, đứng đầu là công ty Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long Việt, nợ 27,9 tỷ đồng, đứng thứ hai là Công Ty Cổ Phần Cầu 3 Thăng Long nợ 16,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các Công ty CP Sông Đà 19, Công ty Cổ phần đầu tư Nội Bài, Công ty cổ phần Thép Việt Thanh, Công ty cổ phần Tư Vấn Thí Nghiệm Công Trình Giao Thông 1 - Cienco1, Công ty cổ phần Sông Hồng Số 36... cũng nằm trong danh sách "đen" này.
Theo Cục Thuế TP Hà Nội, sau 5 lần áp dụng công khai danh sách đơn vị nợ thuế, đã có 242/ 470 đơn vị đã nộp vào NSNN với số tiền hơn 1.475 tỷ đồng.
Cục Thuế thành phố cho hay, việc công khai danh sách doanh nghiệp nợ đọng thuế là giải pháp đúng đắn.
Bởi thực tế, đã có không ít các doanh nghiệp trong danh sách công khai nợ thuế cũng như các doanh nghiệp nằm ngoài danh sách sau khi công bố thông tin đã chủ động nộp ngay số thuế còn nợ vào NSNN hoặc có công văn, liên hệ trực tiếp với cơ quan Thuế cam kết tiến độ nộp nợ tiền sử dụng đất, nợ thuế.
Cục Thuế Hà Nội khuyến cáo những đơn vị còn nợ thuế cần thu xếp nguồn tài chính, khẩn trương nộp số tiền còn nợ trước khi cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn.
Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội thứ 10 Khóa 13, Bộ Tài chính cho biết, trong số 76.000 tỷ đồng nợ đọng thuế, có khoảng 34.000 tỷ đồng là của các DN có khả năng tài chính nhưng không chịu trả cho nên Bộ trưởng Tài chính cam kết nhất định sẽ thu bằng được số thuế còn nợ này.
Bên cạnh đó, ngành tài chính đề xuất tăng cường chế tài đối với những đối tượng nợ thuế như không chỉ nộp phạt theo quy định hiện hành mà còn cho phép Cục Thuế trích tiền từ tài khoản ngân hàng của DN để thu nợ hoặc yêu cầu phong tỏa tài khoản của các DN hoặc thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng theo đúng quy định tại Điều 97 hoặc Điều 98a của Luật Quản lý Thuế...